Hướng dẫn cách Backup dữ liệu WordPress tự động bằng UpdraftPlus [Cập nhật 2023]

Photo of author
Written By Nam Nguyen

Mình là một du mục kỹ thuật số toàn thời gian, mình từng là một mọt sách WordPress và đây là nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm WordPress hiệu quả nhất để bạn phát triển Online Business của mình một cách bền vững.

Bạn cần tìm một hướng dẫn cách backup dữ liệu WordPress tự động?

Một chủ Website thông minh chắc chắn sẽ đặt ra câu hỏi này.

Bảo vệ dữ liệu Website giúp bạn sẵn sàng đối mặt với những mối đe dọa trên không gian Internet như bị hack, sự cố máy chủ, sơ ý làm hỏng Website,...

Mặc dù trong một bài viết trước đây mình đã đề cập đến việc backup dữ liệu WordPress thủ công trên Hosting. Tuy nhiên mình hiểu nó có phần phức tạp & mất khá nhiều thời gian thực hiện.

Vì vậy nếu bạn thích sự đơn giản và nhanh chóng hơn thì backup tự động có lẽ nên được áp dụng ngay bây giờ.

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn Backup dữ liệu WordPress tự đồng bằng plugin UpdraftPlus. Mình đảm bảo nó đơn giản hơn rất nhiều so với cách thủ công trước đây.

Tại sao backup dữ liệu lại quan trọng?

Mình nghĩ bạn cũng nhận thấy Internet phức tạp như thế nào ở các mặt kỹ thuật, vì vậy với Website bạn cũng phải đối mặt với những vấn đề sự cố ngoài ý muốn.

  • Máy chủ Web xảy ra sự cố và mất sạch dữ liệu
  • Nhà cung cấp Hosting phá sản hoặc xóa dữ liệu của bạn do phi phạm chính sách.
  • Website bị hacker làm hỏng
  • Bạn dùng các themes/plugins không rõ nguồn gốc dẫn đến mã độc

Với các trường hợp trên một bản backup dữ liệu có sẵn sẽ giúp bạn thoát khỏi nỗi buồn lớn nhất là" Đóng cửa Website - hoặc làm lại từ đầu".

Tin mình đi!

Không ít chủ Website đã mất ngủ nhiều ngày liền vì đánh mất dữ liệu của họ trong nhiều năm xây dựng. Mình tin bạn không muốn như vậy, phải không?

Rất may khi bạn có một Website bằng WordPress việc backup trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Một trong số đó là phương pháp backup dữ liệu WordPress tự động bằng plugin.

Mặc dù có rất nhiều plugin dạng này, nhưng nếu bạn thích miễn phí hãy chọn UpdraftPlus.

Nên chọn Backup thủ công hay tự động?

Như mình đã nói có 2 phương pháp backup dữ liệu WordPress gồm: thủ công & tự động. Vậy bạn có tự hỏi nên dùng cách nào?

Mình chỉ có thể nói: "Cái này còn phụ thuộc vào sở thích của bạn."

Nếu như bạn thường xuyên truy cập giao diện quản lý hosting để kiểm tra tình trạng hoạt động thì có thể tiện tay backup thủ công. 

Ngược lại, khi bạn muốn tiết kiệm thời gian và muốn nhanh chóng thì nên dùng plugin Backup WordPress. Tất nhiên khi cài thêm plugin thì máy chủ cũng cần nhiều tài nguyên hơn. Và hiệu suất cũng một phần bị ảnh hưởng.

Với cá nhân mình, do có plugin bộ nhớ cache và những sản phẩm WordPress tối ưu tốc độ nên mình vẫn thích dùng plugin backup tự động hơn.

Mình có thể lên lịch tự động theo thời gian cụ thể, ngay cả khi mình đang ngủ dữ liệu vẫn được sao lưu tự động và gửi đến dịch vụ đám mây được kết nối trước đó.

Bây giờ, nếu như bạn quan tâm đến phương pháp Backup dữ liệu WordPress tự động thì có thể xem hướng dẫn dùng Updraftplus dưới đây.

UpdraftPlus là gì?

Updraft là một plugin backup dữ liệu WordPress tự động phổ biến nhất thế giới. Tại thời điểm bài viết này nó đã được cài đặt trên hơn 2 triệu Website WordPress. 

Bên cạnh đó, UpdraftPlus còn được rất nhiều thương hiệu WordPress nổi tiếng khuyên dùng như ElegantThemes, Godaddy, DreamHost.

Với một sản phẩm có khả năng backup dữ liệu WordPress tự động Updraftplus có những đặc điểm nổi bật sau:

  • Backup ngay trên Dashboard WordPress mà không cần truy cập Hosting
  • Dễ dàng thao tác với vài cú nhấp chuột & tải dữ liệu về máy tính
  • Backup theo lịch trình thiết lập sẵn (giờ, ngày, tuần, tháng)
  • Ngay sau khi backup dữ liệu sẽ tự động gửi lên các nền tảng cloud (Google Drive, Dropbox, Amazon Web services,...)
  • Hỗ trợ khôi phục (Restore) dữ liệu nhanh chóng
  • Có thể dùng trong trường hợp nhân bản hoặc chuyển Hosting.

Hướng dẫn sử dụng UpdraftPlus Backup dữ liệu WordPress tự động

Như thường lệ, điều đầu tiên bạn cần phải đi đến thư viện plugin WordPress, sau đó cài đặt plugin UpdraftPlus.

Nếu chưa biết cách cài Plugin bạn có thể truy cập miễn phí vào NIC University để có hướng dẫn chi tiết.

cai-dat-updraftplus-plugin
  • Save

Khi kích hoạt xong UpdraftPlus bạn sẽ được đưa đến một hướng dẫn đến phần cấu hình bằng cách nhấp vào mục setting trong tùy chọn plugin. 

Hoặc có thể đi đến Setting -> UpdraftPlus Backups.

di-den-cau-hinh-updraftplus
  • Save

Một giao diện làm việc hiện ra cho bạn, hãy cùng mình làm quen một chút với nó.

cac-khu-vuc-can-biet-tren-updraftplus
  • Save

(1) Các tab tùy chọn tính năng của UpdraftPlus 

(2) Thông tin dự kiến về lần Backup tự động tiếp theo (khi đã lên lịch). Hoặc bạn có thể nhấp vào nút Backup Now để thực hiện ngay.

(3) Thông báo tình trạng của các bản Backup

(4) Hiển thị các bản Backup hiện có

Tạo một bản Backup

Bây giờ bạn hãy tạo một bản Backup bằng cách nhấp vào nút Backup Now. 

backup-now
  • Save

Một Pop-up hiện ra với một vài tùy chọn:

tuy-chon-nhan-nut-backup
  • Save

Trong đó chúng có nghĩa:

  • (...): Sao lưu cơ sở dữ liệu
  •  (...): Sao lưu các tệp của Website (Themes, Plugins, hình ảnh,...)
  • Only allow this backup...: Có thể tick hoặc không cũng được. 

Tiếp tục nhấn nút Backup now.

Bây giờ bạn chỉ ngồi xơi nước và đợi hệ thống tự động làm việc, khi thanh tiến trình chạy xong sẽ có một bản Backup tạo ra ở mục Existing backups.

hang-thong-tin-ve-backup
  • Save

Trong đó có 3 cột rõ ràng: 

  • Backup Date: Thời gian của bản Backup
  • Backup data(click to download): Các dữ liệu Backup được phân tách bao gồm Database, Plugins, Themes, Uploads (hình ảnh, ấm thanh, video,...), Other (dùng để download tất cả các dữ liệu trên)
  • Actions: Gồm các tùy chọn Restore(khôi phục), Delete (xóa bản sao lưu), View log (xem lịch sử), 

Thông thường, khi muốn tải bản Backup về máy tính bạn nên nhấn Other để tải tất cả, hoặc có thể nhấp vào từng mục mong muốn tải về. 

tai-du-lieu-backup-ve-may-tinh
  • Save

Khi không cần dùng hoặc có quá nhiều bản Backup hãy nhấn Delete để xóa bớt. Điều này giúp giảm thiếu tài nguyên cho Website của bạn cũng như tiết kiệm dung lượng cho Hosting.

Bây giờ mình sẽ cùng bạn đến phần lên lịch để Backup tự động.

Hãy click vào tab settings.

  • Save

Hãy để ý 2 mục: Files backup schedule (dành cho File) & Database backup schedule (dành cho database)

Chúng sẽ cho phép bạn thiết lập thời gian sao lưu tự động và số bản Backup được giữ lại.

Ví dụ trong hình trên mình đã lên lịch Backup file theo Week (tuần) và số bản giữ lại là 4. 

Nó có nghĩa rằng cứ mỗi tuần hệ thống sẽ tự động tạo ra một bản sao lưu, khi đến tuần thứ 5 thì UpdraftPlus sẽ tự loại bỏ bản backup xa nhất và thay thế bản mới.

Tất nhiên bạn có thể linh hoạt trong thời gian như tuần, tháng, ngày hoặc số lượng bản Backup được giữ lại. (Nhưng hãy lưu ý đừng quá nhiều, nó sẽ chiếm tài nguyên Web của bạn)

Nếu không chắc chắn hãy thiết lập như cách mình làm ở hình trên, mình đã áp dụng trong nhiều năm nay.

Thiết lập kết nối từ xa với đám mây

Phần này khá thú vị mà mình muốn nhắc tới cũng như đúng nghĩa cách backup dữ liệu WordPress tự động. 

Thay vì ở phần trên bạn cần phải tải các file về máy tính sau mỗi lần Backup. Bạn lại phải bảo quản trong một thư mục nào đó, đúng không? 

Tuy nhiên bằng việc kết nối với ứng dụng đám mây nó sẽ tự động gửi các File đến ứng dụng lưu trữ trực tuyến của bạn. 

Trong UpdraftPlus có thể nhắc đến Google Drive, Amazon Web Services,Dropbox,...

Mình biết bạn thường dùng Google Drive hơn bất kỳ nền tảng nào, vì vậy mình sẽ hướng dẫn bạn cách kết nối UpdraftPlus với Google Drive.

Đầu tiên hãy click vào biểu tượng Google Drive.

nhap-vao-bieu-tuong-drive
  • Save

Sau đó kéo xuống dưới nhấn Save Changes để lưu lại các cài đặt trên.

save-change-truoc-khi-xac-thuc
  • Save

Một Pop-up gợi ý kết nối hiện ra trên màn hình, bạn hãy nhấp vào liên kết đó.

nhap-vao-lien-ket-xac-thuc-voi-google
  • Save

Bây giờ, bạn sẽ được đưa đến giao diện chọn tài khoản hoặc đăng nhập bằng tài khoản Google.

chon-tai-khoan-ket-noi
  • Save

Tiếp tục một bảng thỏa thuận khi dùng UpdraftPlus, bạn có thể đọc sau đó nhấn "Cho phép".

dong-y-quy-dinh-thoa-thuan
  • Save

Một thông báo như vậy hiện ra có nghĩa bạn đã thành công.

complete-setup-updraftplus
  • Save

Nhấn Complete Setup để hoàn tất và quay lại trang làm việc của UpdraftPlus.

Từ giờ trở đi, việc backup dữ liệu WordPress được diễn ra hoàn toàn tự động theo lịch trình định sẵn. Bạn hầu như không cần can thiệp chút nào.

Làm cách nào để Restore dữ liệu?

Mình cũng đã nói về cách khôi phục dữ liệu WordPress thủ công và tất nhiên nó cần khá nhiều bước. Với một số bạn kém về kỹ thuật chắc chắn khó thoát khỏi những rắc rối.

Tuy nhiên với plugin backup dữ liệu WordPress tự động như UpdraftPlus thì chuyện khôi phục dữ liệu trở nên đơn giản hơn rất nhiều. 

Có một vài cách được áp dụng trong nhiều trường hợp và mình sẽ cho bạn gợi ý nên sử dụng khi nào.

Nhưng trước hết hãy đảm bảo bạn luôn có UpdraftPlus trong mọi lúc.

Trường hợp 1: Nếu như bạn còn lưu danh sách bản backup trước đó trên WordPress thì chỉ việc nhấn nút Restore ở phần Actions.

nut-restore-o-muc-action
  • Save

Trường hợp 2: Nếu như Website của bạn mất sạch dữ liệu hoặc cài mới lại từ đầu thì có thể nhấp vào liên kết "Upload backup files".

Sau đó một khu vực cho phép bạn tải file lên bằng cách nhấn vào Select File.

restore-chon-file
  • Save

Trường hợp 3: Đây cũng là cách tốt nhất áp dụng được trong mọi hoàn cảnh vì nó dựa trên ứng dụng đám mây bạn đã kết nối trước đó.

Bây giờ bạn chỉ cần chọn "Rescan remote storage" để hệ thống quét thư mục có các file Backup được lưu. 

restore-bang-ung-dung-tu-xa
  • Save

Chọn bản cần khôi phục và nhấn nút Restore.

Với mọi cách trên, sau khi nhấn nút Restore hoặc tải lên bạn sẽ được hỏi nội dung khôi phục có trong thư mục.

hoi-cac-muc-backup
  • Save

Chọn loại nội dung tương ứng (Themes, Plugins, Database,...) cần Restore, sau đó nhấn Next và chờ một chút để hệ thống khôi phục tự động.

Vậy là xong! Website của bạn đã được trả về trạng thái nguyên vẹn và an toàn như chưa từng có gì xảy ra.

Đánh giá của mình về UpdraftPlus

Từ khi bắt đầu Blog này mình đã gặp hàng chục plugin Backup dữ liệu khác nhau từ Jetpack, Duplicator, BlogVault,...Tuy nhiên có thể nói UpdraftPlus là lựa chọn tốt nhất trong số đó.

Đánh giá ưu và nhược điểm của UpdraftPlus

Dựa trên kinh nghiệm và góc độ người dùng của mình.

Ưu điểm

  • Dễ sử dụng cho mọi đối tượng
  • Cấu hình nhanh chóng
  • Kết nối vơi nền tảng đám mây
  • Bắt đầu miễn phí
  • Khôi phục dữ liệu bằng nhiều cách
  • Sao lưu theo lịch trình
  • Tài liệu hỗ trợ đa dạng

Nhược điểm

  • Giới hạn một số nền tảng đám mây ở phiên bản miễn phí.

Tóm lại

Về cơ bản, nếu như bạn mới làm Website WordPress thì dùng UpdraftPlus sẽ là giải pháp Backup dữ liệu tự động tốt nhất.

Nó đơn giản và dễ dàng cấu hình dễ hơn bất kỳ plugin Backup nào có mặt trên thị trường.

Nếu có khả năng chi trả mình khuyên bạn nên nâng cấp lên bản Premium với giá $70/năm để có quyền truy cập các tính năng nâng cao như Hosting lưu dữ liệu Backup riêng biệt, hỗ trợ của chuyên gia,...

Bạn đã backup dữ liệu WordPress tự động được rồi chứ? Cho mình biết câu trả lời cũng như bất kỳ thắc nào về hướng dẫn này. Mình sẽ phản hồi ngay cho bạn.

Nếu thấy nó hữu ích đừng quên chia sẻ nó đến bạn bè của bạn nhé!

  • Save

Đôi chút về Nam Nguyen

Mình là một cựu quân nhân Hải Quân đã xuất ngũ, Blog này là một trong những doanh nghiệp trực tuyến của mình. Nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm thiết thực nhất về WordPress có thể áp dụng để xây dựng và phát triển Online Business của bạn một cách bền vững. Bạn có thể kết nối với mình trên Facebook, Twitter, Linkedin.

Leave a Comment

Share via
Copy link