Schema là gì? Cách tạo Schema cho WordPress để cải thiện SEO

Photo of author
Written By Nam Nguyen

Mình là một du mục kỹ thuật số toàn thời gian, mình từng là một mọt sách WordPress và đây là nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm WordPress hiệu quả nhất để bạn phát triển Online Business của mình một cách bền vững.

Trong lĩnh vực SEO nhiều năm gần đây, Schema là một trong những thuật ngữ được nhiều nhà tiếp thị nhắc đến và chú trọng trong chiến lược SEO của họ.

Một Website có hỗ trợ Schema cũng giúp bạn trở nên nổi bật hơn đối thủ mỗi khi xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm. Đồng thời nó cũng giúp bạn nhận được nhiều nhấp chuột hơn từ người dùng.

Vậy Schema là gì? Tại sao nó lại cần thiết với một doanh nghiệp hiện nay?

Trong bài đăng này mình sẽ giải thích cho bạn một cách rõ ràng và dễ hiểu về Schema. Và quan trong hơn hết mình sẽ tiết lộ cho bạn một số cách tạo schema cho WordPress tốt nhất mà chưa từng ai chia sẻ cho bạn.

Schema là gì?

Schema (hay Schema Markup) là một đoạn mã HTLM được bổ sung vào nội dung Website. Nó có tác dụng giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của bạn và hiển thị nhiều thông tin hơn cho người dùng trên kết quả tìm kiếm.

Ví dụ bài viết này của mình đã sử dụng Schema, sau đó nó được lập chỉ mục và hiển thị trên SERPs.

vd-schema-namdenroi

Như bạn thấy, kết quả chỉ thêm một dòng với hiển thị xếp hạng sao cùng số lượt đánh giá nhưng nó trông khá nổi bật và tạo ra một cảm giác tin tưởng hơn so với thông thường.

Tại sao Schema lại hấp dẫn cho SEO

Một trong những tiêu chí để Google xếp hạng nội dung của bạn lên trên hàng đầu chính là trải nghiệm người dùng. Vì vậy bạn cần làm hài lòng mục đích tìm kiếm của họ.

Về cơ bản, kết quả hỗ trợ Schema sẽ có khả năng cung cấp nhiều thông tin hơn.

Hay nói cách khác, Schema giúp bạn chiếm nhiều pixel hơn trên trang kết quả tìm kiếm. Đó là lý do tại sao Schema sẽ giúp bạn cải thiện được tỉ lệ nhấp đáng kể so với một kết quả thông thường.

Tất nhiên bạn cũng được hưởng lợi với lượng traffic nhiều hơn và cơ hội kiếm tiền cao hơn từ Website của mình.

Cách kiểm tra Schema cho Website

Dưới ánh mắt thông thường bạn sẽ không biết được trang của mình có hỗ trợ schema hay không.

Thay vào đó, bạn cần sự giúp đỡ của một công cụ hỗ trợ.

Hầu hết mọi người sẽ chọn công cụ kiểm tra kết quả nhiều định dạng của Google. Chỉ cần nhập url trang cần kiểm tra thì bạn sẽ nhận thấy được thông báo ngay lập tức. 

Nếu đủ điều kiện bạn sẽ nhận được thông báo hoặc bạn xem trước kết quả dự kiến nếu có Schema.

kiem-tra-schema

Bên cạnh đó nó cũng cung cấp cho bạn lỗi hoặc cảnh báo nếu các giá trị bị lỗi.

Nếu bạn thấy trang của mình kiểm tra không hỗ trợ Schema thì cũng không có gì ngạc nhiên.

Mình sẽ chỉ cách bạn tạo sau, nhưng bây giờ bạn cần cần khám phá các loại schema có thể gặp trên kết quả tìm kiếm.

Các loại Schema được sử dụng

Có rất nhiều loại schema trong lúc tìm kiếm thông tin, nó phụ thuộc vào ngữ cảnh và nội dung của bạn.

Ví dụ một kết quả liên quan đến Review sản phẩm sẽ khác một kết quả liên quan đến khóa học. 

Dưới đây là tất cả những dạng Schema bạn có thể gặp và các trường hợp sử dụng:

  • Article: Sử dụng cho các bài viết bản tin.
  • Book: Sử dụng trên các nội dung liên quan đến sách. Ví dụ như nội dung, tác giả, đánh giá,…
  • Course: Dùng cho các nội dung khóa học để hiện thị cấu trúc.
  • Dataset: Dùng cho bài đăng/trang đề cập đến một tập dữ liệu.
  • Event: Đề cập đến sự kiện.
  • FAQ: Schema dùng để hiển thị các câu hỏi phổ biến.
  • Factchecker: Dùng để xác minh tính xác thực hoặc tuyên bố liên quan đến doanh nghiệp của bạn.
  • How to: Schema có thể đưa ra các bước chỉ bạn làm thế nào ngay trên kết quả tìm kiếm.
  • Job Posting: Dùng trong các nội dung đăng tuyền dụng.
  • Movie: Dùng để đề cập đến một bộ phim.
  • Music: Dùng để đề cập đến một bài hát.
  • Person: Hiển thị thông tin về một người cụ thể.
  • Product: Thông tin tóm tắt về một sản phẩm.
  • Recipe: Thường sử dụng với các bài viết về công thức như nấu ăn, pha chế,…
  • Restaurant: Đề cập thông tin về một nhà hàng, quán cafe, quán ăn,…
  • Service: Nói về một dịch vụ cụ thể như vận tải, du lịch, sửa điện thoại,…
  • Sorftware: Dùng đề cập thông tin đến các phần mềm
  • Video: Sử dụng khi bài viết có đề cập đến Video.

Như bạn thấy, Schema rất đa dạng về từng loại với các mục đích khác nhau. Và kết quả hiển thị trên trang tìm kiếm cũng có những phần thông tin khác nhau.

Chẳng hạn với Couse bạn sẽ thấy nó đề cập sơ lược về nội dung khóa học, mô tả các nội dung bài học bên trong đó.

course-schema-markup

Còn với Event bạn sẽ thấy thông tin người có mặt, thời gian, địa điểm diễn ra.

event-schema

Hoặc đối với How to Schema bạn cần phải chỉ ra cách làm thế nào để người đọc hình dung ra những bước họ cần làm.

how-to-schema

Thông thường nhiều bạn rất hay cho rằng để sử dụng schema cho Website là cần phải có kiến thức cực sâu về mã để làm việc với các khái niệm như HTML, Javasript, JSON-LD,…

Với mình, nghe đã muốn nổ não chứ đừng nói học.

Tuy nhiên nếu như bạn đã đến đây thì mọi thứ đơn giản hơn.

Khi bạn sử dụng WordPress làm Website thì mình sẽ bạn cách tạo Schema một cách đơn giản và nhanh nhất mà không cần biết đến mã.

Cách tạo Schema Markup trên WordPress

Khi sử dụng WordPress bạn sẽ có khá nhiều cách tạo Schema, tuy nhiên khi nói đến sự đơn giản thì bạn cần sự hỗ trợ của Plugin.

Mình sẽ gợi ý bạn một vài plugin hỗ trợ Schema tốt nhất thời điểm này.

Schema Pro

Nhắc đến tạo đánh dấu lược đồ cho Website bạn phải nghĩ đến Schema Pro đầu tiên. Đây là một trong những plugin tạo Schema có mặt sớm nhất trên thị trường được phát hành bởi Brainstorm Force, thương hiệu tạo ra Astra theme đình đám.

Schema Pro biến những thứ phức tạp trở nên đơn giản nhất cho bạn.

Khi kích hoạt nó thành công, bạn có thể tạo ra các mẫu schema thường được sử dụng chỉ với những tao tác click và điền nội dung cơ bản.

schema-pro-review-tao-schema

Trong mỗi giao diện bài viết hay trang sẽ có một phần cho phép bạn kích hoạt Schema cần áp dụng và điền các thông số cần thiết.

schema-pro-review-tao-schema-1

Chẳng hạn như đối với một bài Review sản phẩm bạn sẽ đặt các giá trị như tên sản phẩm, giá cả, đơn vị tiền tệ, xếp hạng của bạn và tên người đánh giá.

Bây giờ bạn chỉ việc test và chờ Google index dữ liệu mới này.

Chính vì sự mạnh mẽ như vậy, Schema Pro không có bản miễn phí.

Nó có giá từ $79/năm.

Nhìn chung có vẻ đắt nhưng hiệu quả nó đem lại cho SEO thực sự vô cùng xứng đáng, đó là lý do mình chẳng ngại bỏ $250 ra để sở hữu plugin này trọn đời.

Rank Math Pro

Vài năm trước đây, bạn sẽ được hưởng lợi từ Rank Math với tính năng tạo Schema miễn phí.

Tuy nhiên khi Schema trở nên quan trọng, nhà phát hành Rank Math hạn chế chia sẻ miễn phí.

Mặc dù vậy, vẫn còn khá nhiều loại schema hữu ích để bạn sử dụng.

Trong khu vực quản lý SEO Rank Math trên mỗi bài viết bạn sẽ thấy một tab dành riêng cho Schema. 

schema-rankmath-3

Giờ bạn chỉ việc vào đó chọn Schema phù hợp và điền thông tin tương ứng vào các ô trống.

schema-rankmath

Rank Math cũng có các Block Schema phổ biến dành cho Gutenberg như FAQ, How to.

block-schema-rank-math

Ngoài ra, với bản Pro bạn sẽ nhận được nhiều loại Schema hơn, nhiều tùy chỉnh hơn và thậm chí bạn có thể tùy chỉnh với code (trường hợp có kinh nghiệm về mã).

schema-rankmath-2

Rank Math có mức giá $129/năm, nhìn nó có vẻ khá đắt nhưng các schema cơ bản cũng coi như phục vụ được cho bạn.

Yoast SEO

Từng là một plugin SEO tốt nhất từ năm 2018 trở về, tuy nhiên Yoast SEO đang dần trở thành người về cuối trong cuộc đua plugin SEO đáng sử dụng.

Chỉ khoảng 1 năm trở lại đây họ mới để ý đến Schema và tích hợp nó vào Yoast SEO.

Nhưng thành theo cảm nhận của mình, khả năng tạo schema của nó khá kém so với 2 plugin trên.

Vì vậy bạn có thể tham khảo cho biết, còn  đưa ra quyết định có nên dùng hay không tùy vào sở thích của bạn. Nhưng mình nghĩ bạn sẽ nhanh chóng từ bỏ nó.

Lời kết

Schema là một trong những yếu tố khá hữu ích để cải thiện SEO và tăng tỉ lệ nhấp chuột hơn trên kết quả tìm kiếm.

Vì vậy, nếu như bạn nghiêm túc trong việc tăng trải nghiệm tìm kiếm của người dùng thì mình nghĩ bạn nên bắt đầu áp dụng Schema trên Website ngay bây giờ.

Thông thường bạn có thể tạo schema bằng cách viết mã và nhúng vào nội dung, tuy nhiên nếu như bạn dùng WordPress thì nó không rắc rối như vậy.

Kích hoạt các plugin tạo Schema WordPress hàng đầu như Schema Pro, Rank MathYoast SEO và điền các giá trị cơ bản thì Schema sẽ được tự nhúng vào nội dung của bạn.

Google sẽ sớm index và hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết Schema là gì cũng như cách tạo Schema cho Website. Hãy cho mình biết ý kiến hoặc bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết này, mình sẽ phản hồi sớm nhất cho bạn.

Đôi chút về Nam Nguyen

Mình là một cựu quân nhân Hải Quân đã xuất ngũ, Blog này là một trong những doanh nghiệp trực tuyến của mình. Nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm thiết thực nhất về WordPress có thể áp dụng để xây dựng và phát triển Online Business của bạn một cách bền vững. Bạn có thể kết nối với mình trên Facebook, Twitter, Linkedin.

4 thoughts on “Schema là gì? Cách tạo Schema cho WordPress để cải thiện SEO”

  1. Mình muốn tạo schema review (có xếp hạng sao, đánh giá) bằng plugin rankmath free được không

    Reply

Leave a Comment