Hướng dẫn cài đặt và thiết lập Yoast SEO tối ưu cho WordPress

Photo of author
Written By Nam Nguyen

Mình là một du mục kỹ thuật số toàn thời gian, mình từng là một mọt sách WordPress và đây là nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm WordPress hiệu quả nhất để bạn phát triển Online Business của mình một cách bền vững.

Cài đặt & cấu hình Yoast SEO Plugin là một công việc cực kỳ quan trọng cần làm trên mỗi Website WordPress.

Khi mới bắt tay vào làm Website có bạn sẽ nghe nói thoáng qua về SEO - một công việc tối ưu các nội dung trên Website của bạn để nó xuất hiện trên cao trên công cụ tìm kiếm.

Nhiều người nghĩ rằng đây là một công việc rất khó khăn khi phải dành cho những chuyên gia SEO. Tuy nhiên với WordPress bạn không cần phải lo về vấn đề này vì tất cả mọi thứ đã gói gọn trong một Plugin.

Có rất nhiều Plugin hỗ trợ việc này, nhưng phổ biến nhất mà mọi người dùng WordPress lựa chọn là Yoast SEO. Plugin này đã đạt hơn 5 triệu lượt cài đặt & hoàn toàn miễn phí. 

Bên cạnh đó còn những tính năng nâng cao yêu cầu bạn bỏ ra chi phí nếu muốn trang bị. Nhưng mình nghĩ với bản miễn phí cũng quá đủ cho mọi nhu cầu cơ bản của bạn.

Blog của mình cũng đang sử dụng bản miễn phí cho việc tối ưu nội dung. Với cảm nhận của mình thì hoàn toàn hài lòng với những tính năng nó mang lại.

Ở bài viết này mình sẽ giúp bạn cài đặt đặt và cấu hình Yoast SEO Plugin một cách tối ưu nhất Website WordPress.

Tìm hiểu một chút về Yoast SEO plugin

Nếu bạn chưa biết về Yoast SEO cũng như những gì nó mang lại thì mình sẽ đề cập một chút.

Về cơ bản Yoast SEO là một plugin WordPress hỗ trợ với những tính năng cần thiết cho SEO Website, đây là những gì bạn nhận được:

  • Thay đổi tiêu đề hoặc đường dẫn bài viết khi hiển thị trên công cụ tìm kiếm.
  • Viết mô tả tùy chỉnh khi xuất hiện trên công cụ tìm kiếm.
  • Đề xuất các nội dung cần thay đổi để cải thiện điểm SEO trong mỗi bài viết/trang.
  • Xác định từ khóa tập trung cho mỗi bài viết.
  • Không chỉ hỗ trợ cho posts & pages mà còn hỗ trợ hầu hết các nội dung khác như categories, tags và các tính năng soạn thảo.
  • Thay đổi tiêu đề, mô tả, hình ảnh khi chia sẻ lên mạng xã hội.
  • Xác minh Website với các công cụ quản trị web, điển hình là Google Search Console (trước đây là Google Webmaster Tool).
  • Tự động tạo XML sitemaps giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng thu nhập thông tin.
  • Hỗ trợ cấu hình meta robots index: index, nonindex, follow, nofollow.

Ngoài các tính năng trên, Yoast SEO còn hỗ trợ phiên bản Premium cho phép bạn sử dụng một số  tính năng nâng cao như:

  • Xem trước thay đổi khi chia sẻ lên mạng xã hội
  • Add thêm từ khóa tập trung trên mỗi bài viết( tối đa 5 từ khóa)
  • Hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia của Yoast
  • Thiết lập các chuyển hướng dễ dàng
  • Đề xuất các internal link (Liên kết nội bộ) trong mỗi bài viết.

Nếu bạn đã biết qua một số tính năng của Yoast SEO, bây giờ chúng ta sẽ đi đến phần chính của bài viết này.

Cài đặt Yoat SEO

Để sử dụng Yoast SEO, trước tiên hãy đảm bảo bạn đang sử dụng một Website trên mã nguồn WordPress. Nếu chưa có bạn hãy bắt đầu tạo Blog ngay bây giờ.

Yoast SEO là một plugin, vì vậy bạn cần cài đặt nó bằng cách vào Plugin » Add new » Gõ từ khóa vào ô tìm kiếm. Hoặc có thể nhấn vào mục Popular sẽ nhìn thấy ngay lập tức.

cai-yoast-seo-wp

Tại đây bao gồm một thông tin ngắn gọn về Yoast SEO, tất nhiên có thể đọc để hiểu thêm. Hoặc nhấn Install để cài đặt và sau đó nhấn Active để kích hoạt.

Nếu bạn thấy quá trình cài đặt này mới mẻ, bạn có thể xem hướng dẫn cài đặt plugin của mình trong khóa học WordPress miễn phí.

Sau khi đã kích hoạt, một tùy chọn SEO sẽ xuất hiện trên thanh menu của trang quản trị WordPress. Hãy click vào nó để đi tới tính năng được sắp xếp đầu tiên của Yoast SEO.

Thiết lập các tính năng trong Yoast SEO

Trước khi đến với từng tính năng, mình có một lưu ý lớn dành cho bạn.

Lưu ý quan trọng

Sau mỗi tính năng hoặc các tab đều có một nút Save Changes, hãy nhớ nhấn vào nó sau khi bạn thiết lập xong, tránh để công sức bạn làm rồi mất hết. Rất nhiều người thường mắc phải sai lầm này dù đó chỉ là một thao tác đơn giản.

Okay, giờ hãy bắt đầu từng bước chi tiết cấu hình Yoast SEO Plugin thôi.

1. General

Phần này cho bạn thấy 3 tab khác nhau với những tính năng riêng biệt:

Dashboard

Đây là nơi bạn nhận được các thông báo hoặc những đề xuất có lợi từ Yoast SEO.

Nếu bạn vừa cài Yoast SEO thì nó sẽ không thông báo nào, ngoại trừ một đề xuất sử dụng thuật sĩ để cấu hình SEO cho người mới. 

Nhưng nếu bạn sử dụng được một thời gian dài - khi Yoast thấy một nội dung nào ảnh hưởng và cần cải thiện thì các thông báo sẽ được tập trung tại đây.

Dashboard-yoast-wp

Mặc dù bạn có thể thiết lập nhanh chóng bằng Configuration wizard của Yoast SEO. Nhưng nó sẽ không giúp bạn nắm bắt được các tính năng cụ thể. Vì vậy, mình sẽ hướng dẫn bạn sử dụng từng tính năng để hiểu chi tiết hơn.

Features

Vì Yoast SEO đi kèm với rất nhiều tính năng, nên họ cho phép bạn có thể bật tắt chúng trong trường hợp không cần thiết.

Tuy nhiên mình khuyến khích bạn nên bật tất cả vì chúng đều không làm ảnh hưởng gì tới hiệu suất và website của bạn, thậm chí nó còn cải thiện và hỗ trợ SEO tốt hơn rất nhiều.

featured-yoast-seo-wp

Đừng quên nhấn Save changes sau mỗi lần bật/tắt để lưu lại các thay đổi.

Webmaster Tools

Các công cụ tìm kiếm phổ biến trên thế giới như Google, Bing, Yandex, Baidu đều hỗ trợ cho các nhà quản trị Web một công cụ quản trị. Nơi bạn được phép thêm Website vào hệ thống của họ, từ đó có thể xem thông tin và các dữ liệu về Website cũng như xem tình trạng trên công cụ tìm kiếm.

Yoast SEO giúp bạn làm điều trên một cách dễ dàng trong tab Webmaster Tools. Bạn chỉ cần đăng nhập vào công cụ quản trị web lấy thẻ meta (thường là của Google) được cung cấp sau đó dán vào đây.

Tuy nhiên hầu hết mọi người đều sử dụng Google là một công cụ tìm phổ biến nhất. Nên mình sẽ hướng dẫn thêm Website WordPress vào Google Search Console.

Trước tiên hãy tìm đến liên kết có tên Google Search Console và nhấp vào nó.

cau-hinh-yoast-seo-google-seach-console

Tiếp theo bạn sẽ được chuyển hướng đến tài khoản Google, nếu bạn đã đăng nhập trước trên trình duyệt thì nó sẽ trực tiếp chuyển đến trang lấy mã, không thì đăng nhập xong bạn mới được chuyển hướng.

Trong tab Alternate methods có một số tùy chọn hiện ra cho bạn, hãy tick vào phần 

 

gg-search-2-wp

Copy MaKhoaXacMinh của bạn (Bôi đen đoạn mã, tiếp theo giữ chuột nhấn Ctrl+C), sau đó quay lại Website và dán mã vừa copy vào ô dành cho Google Search Console.

dien-code-wp

Nhấn để lưu lại các thay đổi. Cuối cùng là quay lại trang bạn đã lấy đoạn code lúc nãy, kéo xuống dưới tìm nút Verify và nhấn vào nó để xác thực. 

verify-google-search-console-wp

Một kết quả hiện ra thông báo là bạn đã thành công.

verify-complete-wp

Vậy là bạn đã hoàn thành các tính năng trong phần General, tiếp theo chúng ta sẽ đi đến phần Search Appearance.

2. Search Appearance

Cũng tương tự như trên, phần này cũng cho bạn làm việc với nhiều tab vì vậy mà chúng ta cứ theo thứ tự mà làm thôi.

General

Title Separator: Đây là nơi bạn chọn một biểu tượng mặc định ngăn cách giữa tên bài đăng của mỗi trang với tiêu đề Website của bạn.

Cái này nhìn chỉ cho đẹp mắt mà thôi nên bạn thích cái nào thì chọn cái đó nhưng riêng mình, mình thích sự đơn giản là nên một dấu gạch ngang là được.

ngan-cach-tu-wp

Homepage

Phần này có 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Bạn chọn trang các bài viết mới nhất là trang chủ (Your latest posts) trong phần Reading Setting.

Tùy chọn này sẽ cho phép bạn thiết lập trực tiếp tiêu đề SEO và mô tả meta mặc định cho trang chủ của bạn trên trang này.

Theo mặc định của Yoast SEO, bạn sẽ thấy trường SEO title được bổ sung vào sẵn các biến thể bạn có thể để nguyên hoặc tham khảo hình bên dưới.

Các biến thể này sẽ thay đổi theo các cài đặt trong phần setting của bạn.

Tương tự với phần Meta description bạn hãy điền một chút giới thiệu ngắn gọn về nội dung của trang chủ hay nói các khác là tổng quan về website của bạn. Nhưng đừng có quá dài vì độ dài khuyến khích của Description tả thường chỉ khoảng 160 ký tự là hợp lý.

Homepage-1-wp

Trường hợp 2: Bạn chọn một trang tĩnh trong phần Pages làm trang chủ

home-page-2-wp

Với trường hợp này bạn chỉ cần click vào các liên kết sau đó sẽ được chuyển hướng tới trang cần chỉnh sửa. Và nhiệm vụ của bạn là chỉ cần điền các thông tin giống như như trường hợp 1 mình đã nói.

Knowledge Graph

Đây là một trong những yếu tố mạnh mẽ của Yoast SEO mà hầu hết mọi người không hiểu rõ về nó.

Knowledge Graph hay tạm dịch là sơ đồ tri thức, một công cụ của Google hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin. Vớ sơ đồ tri thức các thông tin sẽ được xuất hiện một cách phong phú.

Bạn có thể thiết lập nó bằng cách khai báo đối tượng website trong phần này.

Nếu bạn là một cá nhân hay nói cách khác bạn đang hoạt động như một Blogger thì nên chọn là Person và điền tên vào bên dưới.

so-do-tri-thuc-yoast-wp

Nếu bạn là một công ty hay doanh nghiệp nhỏ thì bạn hãy chọn là Company sau đó điền tên công ty và hãy upload một tấm ảnh Logo.

Tấm ảnh này có tác dụng là sẽ xuất hiện trên công cụ tìm kiếm trong những trường hợp ai đang tìm kiếm thông tin về công ty của bạn.

company-yoast-seo-wp

Nhưng hãy nhớ là với điều kiện bạn sẽ SEO tốt tổng thể Website cũng như nó đã hoạt động một thời gian khá lâu.

Content Types

Ở phần này, Yoast SEO cho phép bạn có thể thiết lập hiển thị các nội dung của các dạng bài đăng như Post, Page,… trên công cụ tìm kiếm, cũng như các mô tả mặc định sẽ xuất hiện.

post-types-wp

Show Posts in search results: Ẩn/hiện toàn bộ các dạng bài post trên công cụ tìm kiếm. Trong trường hợp này mình khuyến khích bạn nên chọn “yes” để các bài viết luôn được cập nhật mỗi khi xuất bản.

Date in Snippet Preview: Tùy chọn này cho phép bạn ẩn hiện ngày xuất bản bài viết trước phần mô tả meta trên công cụ tìm kiếm.

Điều này cũng rất có lợi trong trường hợp nội dung của bạn mới xuất bản và luôn cập nhật lại các nội dung cũ vì mọi người thích những thứ mới mẻ. Ngược lại nó sẽ là một bất lợi nếu nội dung của bạn đã cũ và lâu ngày không cập nhật.

Vì vậy bạn hãy cân nhắc nó bằng cách nhấn vào nút Hide khi muốn ẩn và nhấn vào Show khi muốn nó hiển thị.

Yoast SEO Meta Box: Các meta box là một yếu tố quan trọng nên bạn hãy nhấn show để hiển thị nó.

Đối với SEO tittle và meta description bạn không cần phải quan tâm. Vì trong mỗi bài viết sẽ có phần tối ưu hóa chúng một cách thủ công. Và điều đó sẽ giúp bài viết của bạn chuẩn SEO và cụ thể hơn rất nhiều.

Và tương tự bạn có thể áp dụng các thiết lập trên cho các dạng bài đăng như pages, media, Portfolio,…Chúng có thể xuất hiện nhiều hơn là phụ thuộc vào theme & plugin mà bạn đã cài đặt.

Media

Không suy nghĩ nhiều, phần này cứ chọn Yes là được.

media-yoast-seo-wp
Taxonomies

Cũng gần như phần Content Types trên,  phần này cũng cho phép bạn thiết lập các hiển thị mặc định và các meta box tuy nhiên nó chỉ khác một chút là dành cho các phân loại như Category, Tag hoặc Format,…

Bạn có thể thiết lập như trên bằng cách cho phép hay không cho phép nó xuất hiện trên công cụ tìm kiếm hoặc ẩn hiện các meta box.

taxonomies-yoast-seo-wp

Nhưng bạn hãy lưu ý cho mình cái tùy chọn cuối trong phần này đó là Category URLs.

Theo mặc định các dạng bài đăng trên như Post & Page  chúng thường có URL dạng như https://domain/ten-bai-viet-hoac-trang/

Với dạng phân loại Category chúng có điều khác biệt hơn vì có thêm một tiền tố category trong mỗi liên kết.

Và chúng sẽ có dạng như vậy: https://domain/category/tencategory/

Với nhiều người điều đó có vẻ không quan trọng nhưng với một số khác họ không thích và muốn loại bỏ nó.

Thay vì bạn sẽ cần phải sử dụng một vài kiến thức về code để loại bỏ mặc định này thì Yoast SEO đã giúp điều đó đơn giản hơn bằng cách bạn nhấn vào Keep để giữ nguyên hoặc Remove để loại bỏ.

Archives

Archives giúp bạn thiết lập các nội dung có liên quan về lưu trữ như Author (tác giả), Date (ngày), Special Pages (trang đặc biệt).

Các cách thiết lập vẫn tương tự như mục trên mà bạn đã làm.

Nhưng bạn hãy lưu ý tùy chọn Author archives settings, nơi này lưu trữ các thông tin về một tác giả và thông thường là bài đăng.

Trong thế giới giới SEO có một vấn đề là nội dung trùng lặp, nghĩa là các nội dung trên các trang là giống nhau. Điều này rất không tốt cho SEO, vì vậy nếu là một blog cá nhân và chỉ có một tác giả hãy đảm bảo bạn đã chọn Disabled trong phần Author archives.

archive-yoast-seo-plugin-wp

Các tùy chọn của các dạng lưu trữ khác như Date hoặc Special Pages bạn có thể giữ nguyên.

Breadcrumbs

Breadcrumbs được hiểu đơn giản là các đường dẫn tới các nội dung theo cách phân cấp từ lớn tới nhỏ. 

Nó có tác dụng giúp người đọc biết mình đang ở đâu trên website và dễ dàng điều hướng tới các nội dung khác nhau. Ngoài ra nó còn giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng thu nhập thông tin trên website của bạn.

Các Breadcrumbs có thể xuất hiện trên website của bạn hay không là tùy thuộc vào theme mà bạn đang sử dụng. Tuy nhiên tốt nhất bạn hãy chọn Enabled để nó được xuất hiện trên công cụ tìm kiếm.

Breadcrumbs-yoast-seo-wp
RSS

Khu vực này cho phép bạn cài đặt các nội dung liên quan đến RSS Feeds (Nguồn cấp dữ liệu RSS). Hiểu một cách đơn giản RSS cho phép bạn xác nhận với công cụ tìm kiếm rằng đây là nội dung độc quyền của bạn và cho bạn một backlink.

Trong trường hợp ai đó sao chép nội dung trên website của bạn, các công cụ tìm kiếm sẽ nhận biết được nội dung của bạn là bản gốc đồng thời bạn sẽ nhận được một Backlink từ người sao chép.

Tất nhiên Backlink là một yếu tố quan trọng giúp bạn dễ dàng xếp hạng cao hơn trên SERPs.

Bạn có thể thiết lập dễ dàng bằng cách điền các biến được gợi ý trong bảng hoặc nếu thấy khó khăn bạn chỉ cần làm như mình bên dưới:

RSS-yoast-seo-wp

3. Search Console (Tính năng này đã ngừng hoạt động)

Ở phần trên bạn đã xác thực Website của mình với công cụ tìm kiếm. Bây giờ trong phần này chúng ta sẽ kết nối WordPress của bạn với Google Search Console.

Để làm điều này bạn chỉ cần nhận mã ủy quyền của Google cung cấp bằng cách nhấp vào nút Get Google Authorization Code 

nhan-ma-uy-quyen-google-tren-yoast-seo-wordpress

Một cửa sổ mới bật lên để bạn chọn tài khoản Google, hãy nhớ là sử dụng tài khoản bạn đã xác thực trong phần Webmaster Tool.

Sau đó một sô câu hỏi hiện ra và nhấn nút Cho Phép.

cho-phep-lay-ma-uy-quyen-wp

Cuối cùng bạn sẽ thấy một đoạn mã dài hiện ra và nhấp vào nút sao chép.

sao-chep-ma-uy-quyen-wp

Quay lại trang cấu hình Search Console trên Website và dán mã vào ô trống, sau đó nhấn nút Authenticate.

nhap-ma-uy-quyen-wp

Cuối cùng là xem lại tên miền của bạn và nhấn Save Profile để hoàn tất.

save-profile-wp

Vậy là website WordPress của bạn đã có thể kết nối với Google Search Console để lấy các dữ liệu quan trọng.

Bạn sẽ thấy 3 tab mới xuất hiện trong phần này bao gồm Desktop, SmartPhone, Feature Phone. Bạn có thể nhấp vào từng tab xem tình trạng cập nhật các lỗi trên từng thiết bị hiện sau đó khắc phục nó. 

4. Thiết lập xã hội (Social)

Bạn đã biết Yoast SEO là một plugin hỗ trợ tối ưu hóa toàn diện các nội dung trên các công cụ tìm kiếm. Chính vì vậy một yếu tố SEO quan trọng khác mà họ đã tích hợp sẵn cho bạn trong đây.

Đó chính là các liên kết đến hồ sơ xã hội và một số đề xuất được tối ưu hóa trên đó.

Để thiết lập các hồ sơ xã hội bạn hãy vào phần Social trong mục SEO. Trước tiên bạn sẽ thấy một tab Accounts, tại đây bạn hãy điền các liên kết đến trang cá nhân của mỗi nền tảng xã hội tương ứng.

social-yoast-seo-wp

Các liên kết này có tác dụng thông báo cho công cụ tìm kiếm biết được tiểu sử các mạng xã hội của bạn được liên kết với với website hiện tại.

Facebook

Trong mục này, cho phép bạn thiết lập các mặc định cho nền tảng Facebook.

Đầu tiên bạn hãy chắc rằng đã chọn “Enable” trong tùy chọn Add Open Graph meta data. Điều này sẽ cho phép bạn thêm thẻ meta Facebook vào thẻ head website của bạn.

Điều này sẽ giúp Facebook nhận thông tin trang và hình ảnh thu nhỏ mỗi khi ai đó chia sẻ lên Facebook.

Facebook App ID: Nếu không có bạn có thể để trống

Cuối cùng trong mục Default settings là phần bạn thiết lập một hình ảnh mặc định. Hình ảnh này có tác dụng sẽ xuất hiện trong các trang và bài viết mỗi khi bạn không thiết lập thủ công hoặc trong đó không có bất kỳ hình ảnh nào.

facebook-social-yoast-seo-wp
Twitter

Tương tự với Facebook bạn hãy chọn “Enable” để thêm thẻ mata Twitter vào website.

Bạn có thể chọn loại thẻ mặc định là Summary & Summary with large image. Tuy nhiên mình khuyến khích bạn nên chọn Summary with large image để có một tóm tắt kèm hình ảnh lớn.

twitter-social-yoast-seo-wp
Pinterest

Nếu bạn có tài khoản Pinterest, hãy click vào tab Pinterest và nhấn vào liên kết confirm your site with Pinterest,

Bạn sẽ được điều hướng đến hồ sơ cá nhân, hãy tìm đến mục xác nhận quyền sở hữu, sau đó gõ URL website và nhấn nút xác nhận quyền sở hũu.

pinterest-yoast-seo-wp

Một pop-up hiện lên hãy tick vào  tùy chọn thêm thẻ HTML

pinterest-them-the-html-wp

Một thẻ meta với nội dung

 <meta name=”p:domain_verify” content=”CodeCuaBan“/>

Copy mã Code của bạn và dán nó nào phần xác thực của website (Đừng quên nhấn Save changes).

dan-code-pinterest-yoast-seo-wp

Quay lại trang Pinterest nhấn tiếp theo -> gửi để hoàn tất. Bạn sẽ phải đợi 24h để được kiểm tra và xác nhận.

gui-pinterest-wp

Google +

Với Google+ mọi thứ dường như đơn giản hơn 3 nền tảng trên, bạn chỉ cần đi tới tài khoản google+ của bạn sau đó copy liên kết và dán vào ô trống trong mục này.

google-social-yoast-seo-wp

5. Tool (Các công cụ hỗ trợ)

Đây là một công cụ hỗ trợ các tính năng hữu ích về cài đặt SEO trên WordPress.

Đầu tiên là mục Import and Export: Bạn đã thấy các thiết lập SEO mình đã hướng dẫn trên tuy không hề khó nhưng bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để hoàn thành phải không? 

Vì vậy trong một số trường hợp muốn an toàn bạn có thể dùng tính năng này để nhập (Import) hoặc xuất (Export) các dữ liệu SEO bạn đã cài đặt trước đó.

File Editor: Là nơi cho phép bạn chỉnh sửa các tệp quan trọng như robots.txt, .htaccess file.

Nếu bạn không phải là một chuyên gia về code hoặc mới bắt đầu với WordPress thì tốt nhất bạn không nên chạm tới phần này. Đôi khi chỉ là một sai lầm nhỏ cũng sẽ khiến thứ hạng của bạn sẽ bị ảnh hưởng trên công cụ tìm kiếm thậm chí nó sẽ biến mất.

Bulk editor: Tại đây bạn có thể thay đổi các tiêu đề SEO cũng như các mô tả meta cho hàng loạt các dạng bài đăng một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Lời kết:

Vậy là bạn đã hoàn thành quá trình cài đặt và cấu hình Yoast SEO. Mình biết các thao tác thực hành rất dễ và không thể làm khó bạn, tuy nhiên một số khái niệm về SEO sẽ làm bạn khó hiểu.

Không sao!

Những người mới bắt đầu với Yoast SEO ai cũng vậy – kể cả mình trước đây cũng không ngoại lệ.

Thậm chí trong hướng dẫn này có một số chỗ bạn không làm được cũng chẳng có vấn đề gì. Bạn chỉ cần làm được 2/3 là đủ, dần dần khi bạn khám phá được các kiến thức mới về SEO thì tự nhiên bạn sẽ hiểu những chỗ chưa làm được và khắc phục nó một cách dễ dàng.

Nhưng nếu có thể mình vẫn hy vọng bạn thực hành hết để sau này khỏi phải quay lại.

Và hãy nhớ rằng đây chỉ là một công cụ hỗ trợ cho SEO dễ dàng cũng như tối ưu hơn. Nó không đồng nghĩa sẽ giúp bạn xếp top 1 sau khi cài đặt và cấu hình.

Quan trọng nhất vẫn là nội dung của bạn phải hữu ích và giải quyết vấn đề cho người truy cập. Đó mới chính là cốt lõi của một Website thành công & chìa khóa tốt nhất cho SEO.

Bạn đã cài & cấu hình Plugin Yoast SEO thành công trên Website WordPress chưa? Nếu có khó khăn hay thắc mắc trong quá trình này đừng ngần ngại để lại comment bên dưới và mình sẽ phản hồi sớm nhất cho bạn.

Đôi chút về Nam Nguyen

Mình là một cựu quân nhân Hải Quân đã xuất ngũ, Blog này là một trong những doanh nghiệp trực tuyến của mình. Nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm thiết thực nhất về WordPress có thể áp dụng để xây dựng và phát triển Online Business của bạn một cách bền vững. Bạn có thể kết nối với mình trên Facebook, Twitter, Linkedin.

3 thoughts on “Hướng dẫn cài đặt và thiết lập Yoast SEO tối ưu cho WordPress”

  1. Ad cho mình hỏi, nâng cấp yoast seo lên bản trả phí thì thứ hạng của website có lên cao ko ạ?

    Reply
    • Yoast SEO chỉ là công cụ bạn thực hiện các vấn đề về SEO trở nên đơn giản hơn nó không trực tiếp làm tăng thứ hạng nha. Vì vậy bạn nên xây dựng nội dung chất lượng và kết hợp tối ưu bằng Yoast thì sẽ nhận được nhiều thứ hạng tích cực.

      Reply

Leave a Comment