CDN là gì? Có nên sử dụng CDN cho WordPress trong năm 2021

Photo of author
Written By Nam Nguyen

Mình là một du mục kỹ thuật số toàn thời gian, mình từng là một mọt sách WordPress và đây là nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm WordPress hiệu quả nhất để bạn phát triển Online Business của mình một cách bền vững.

Cải thiện hiệu suất Website luôn là đề tài được các nhà quản trị đặc biệt chú trọng và không ngừng dừng lại trong nhiều năm nay. 

Thực tế có hàng trăm yếu tố khác nhau cho phép bạn làm điều này, tuy nhiên một trong những cách tăng tốc Website đơn giản nhất phải nói đến công nghệ CDN.

Mình thấy rất nhiều bạn đã áp dụng công nghệ này cho website để có được thời gian tải lý tưởng và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của họ.

Nếu bạn đang dự định hoặc gặp vấn đề với CDN và đặt ra vài câu hỏi như:

  • CDN là gì?
  • CDN hoạt động thế nào?
  • Lợi ích khi dùng CDN
  • Có nên sử dụng CDN cho Website không?
  • Cách sử dụng CDN trên Website WordPress

Tất cả mọi thứ mình mình sẽ giải đáp cho bạn trong bài viết này.

Mình biết bạn đang hơi hoang mang vì CDN là một khía cạnh kỹ thuật nâng cao.

Nhưng đừng lo!

Mình hứa sẽ giúp bạn hiểu một cách dễ dàng bằng cách gạt bỏ các kỹ thuật phức tạp.

CDN là gì?

Trước khi hiểu được CDN là gì bạn hãy nhớ một chút về cách Website của bạn hoạt động. Nó đơn giản như thế này:

Khi bạn mua một Hosting thì bạn cần chọn vị trí máy chủ (ví dụ Texas -Hoa Kỳ) trước khi xây dựng Website của bạn. Khi người dùng truy cập thì trình duyệt của bạn sẽ lấy các dữ liệu trực tiếp từ máy chủ phân phối cho người dùng.

Lúc này nếu như khách truy cập của bạn ở một vị trí xa (ví dụ Việt Nam) thì dữ liệu cần truyền tải phải đi chuyển khoảng cách địa lý xa vì vậy mà thời gian tải trang cũng chậm lại.

Chưa kể trường hợp có nhiều khách truy cập thì rất dễ xảy ra sự cố quá tải máy chủ và gây ra các lỗi tải chậm hoặc máy chủ nội bộ.

Lúc này nếu có CDN thì vấn đề của bạn sẽ được giải quyết. Hiểu đơn giản:

CDN (Content Delivery Network) hay còn gọi là mạng phân phối nội dung, nó đề cập đến việc một mạng lưới máy chủ (POP) cùng nhau làm việc để truyền tải nội dung nhanh chóng trên Internet dựa trên vị trí địa lý người dùng.

Bây giờ khi đã có CDN thì các nội dung tĩnh trên Website của bạn (gồm các trang HTML , tệp CSS, javascripts, hình ảnh, video) sẽ được lưu trữ trong một hệ thống máy chủ toàn cầu.

Khi người dùng truy cập Website của bạn, công nghệ CDN sẽ dựa trên vị trí của họ và lấy máy chủ gần nhất để phân phối nội dung.

cdn-la-gi-co-nen-su-dung

Ví dụ: Bạn mua một Hosting có vị trí máy chủ đặt tại Texas, khi một khách truy cập từ việt Nam thì CDN sẽ dùng vị trí máy chủ gần nhất trong hệ thống của họ (ví dụ HongKong) để truyền các tệp tĩnh cho bạn.

Rõ ràng sử dụng CDN đã làm cho tốc độ tải trang nhanh hơn, vì về cơ bản khoảng cách địa lý giữa người dùng và máy chủ càng gần thì thời truyền tải dữ liệu cũng nhanh hơn.

CDN không phải là một máy chủ (Hosting)

Chúng ta cần làm rõ điều này vì mình thấy rất nhiều bạn thường cho rằng CDN là một máy chủ Web.

Như ở trên bạn đã thấy CDN cho phép lưu các tệp dữ liệu trên Website của bạn và phân phối nó cho người dùng khi cần thiết.

Tuy nhiên nó chỉ thực hiện việc hỗ trợ phân phối dữ liệu để cải thiện hiệu suất tải trang cho Website của bạn cũng như gia tăng trải nghiệm người dùng.

Tóm lại: CDN không phải là Hosting cũng không thể thay thế Hosting.

Lợi ích khi dùng CDN

Bây giờ hãy cùng mình nói qua những lợi ích lớn nhất của CDN trên Website WordPress của bạn.

Cải thiện hiệu suất WordPress

Mọi người sử dụng CDN đều muốn cải thiện hiệu suất của họ. Do các tệp tĩnh (loại nội dung phổ biến nhất trên một Website) được lưu trữ trên mạng lưới máy chủ.

Vì vậy khi người dùng truy cập thì CDN chỉ việc chọn vị trí máy chủ gần nhất và phân phối nội dung cho người dùng.

Điều này rút ngắn khoảng cách địa lý và giúp tốc độ tải trang nhanh đáng kể

Tăng cường bảo mật

CDN thường đi kèm với các công nghệ bảo mật tiên tiến để bảo vệ dữ liệu người dùng.

Thông thường nó sẽ giúp bạn giảm thiểu các cuộc tấn công DDos, cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL,..

Giảm chi phí băng thông

Nếu bạn dùng các Shared Hosting chất lượng như Hawkhost hay A2Hosting không cần phải lo về băng thông vì họ cho phép không giới hạn.

Tuy nhiên với một số đơn vị Hosting trong nước thường giới hạn băng thông ở mức vài chục GB nếu không tiết kiệm thì có thể bạn sẽ hết băng thông sớm và mất thêm chi phí.

Vì vậy mà CDN có tác dụng khá lớn trong trường hợp này. 

Nó đóng vai trò như một bộ nhớ cache lưu trữ và phân phối dữ liệu nên Website của bạn sẽ dùng ít băng thông hơn. Hơn nữa khi có nhiều lượt truy cập thì cũng không sợ tình trạng tắc băng thông.

Tối ưu SEO

CDN tác động gián tiếp đến SEO trên Website của bạn. Cụ thể khi tốc độ tải trang nhanh thì Google sẽ đẩy kết quả của bạn lên những vị trí đầu.

Bên cạnh đó tốc độ tải trang càng nhanh đồng nghĩa với việc tăng trải nghiệm người dùng khi truy cập website của bạn. Họ không phải đợi load & giảm tỉ lệ thoát.

Khi nào nên sử dụng CDN?

Không nhất thiết lúc nào mình cũng yêu cầu bạn cũng sử dụng CDN cho Website, thay vào đó bạn cần phải xem xét một số yếu tố phù hợp.

Thứ nhất hãy xem xét vị trí máy chủ hiện tại và đối tượng khách truy cập của bạn. 

Ví dụ nếu như bạn có một Hosting có location ở HongKong và đối tượng khách truy cập Web của bạn ở Việt Nam thì rõ ràng 2 nơi này không quá xa nhau. Vì vậy mà hiệu suất tải trang cũng không ảnh hưởng nhiều.

Nếu dùng CDN cùng lắm cũng nhanh hơn một chút (khoảng vài phần trăm giây).

Một số nhà cung cấp Hosting hàng đầu như Hawkhost, StableHost, A2Hosting có vị trí máy chủ ở HongKong và Singapore vì vậy khi bạn làm Website ở thị trường Việt Nam thì bạn có thể không cần tới CDN.

Trường hợp bạn dùng một máy chủ cách xa vị trí đối tượng khách hàng thì CDN sẽ có tác dụng rất lớn.

Tiếp theo bạn cần kiểm tra xem lượt truy cập vào Website có tiêu tốn nhiều băng thông không. Bạn có trả thêm phí mỗi tháng cho băng thông không?

Nếu bạn muốn giữ gói Hosting hiện tại và tiết kiệm băng thông thì có thể xem xét dùng CDN.

Cuối cùng, nếu như bạn có một Website đa ngôn ngữ với nhiều đối tượng truy cập ở nhiều nước thì CDN rất phù hợp cho hiệu suất.

Các dịch vụ CDN phổ biến

Có rất nhiều dịch vụ CDN trên thị trường, tuy nhiên nếu như quan tâm bạn hãy tham khảo những tên tuổi sau.

Cách sử dụng CDN trên WordPress

WordPress tích hợp với một số plugin bộ nhớ cache cho phép bạn sử dụng CDN một cách dễ dàng. Cụ thể khi đăng ký dịch vụ CDN thì họ sẽ cung cấp cho bạn một "CDN CNAME", bạn chỉ cần copy và dán vào khu vực được plugin chỉ định.

Một số plugin cho phép bạn thêm CDN:

  • WPRocket
  • W3 Total Cache
  • WP Super Cache
tich-hop-cdn-don-gian-trong-wprocket

(Khu vực thêm CDN trên plugin WP-Rocket)

Lời kết

Vậy là bạn vừa tìm hiểu tất cả về CDN. Hy vọng bạn đã biết được CDN là gì và tầm quan trọng của nó cũng như biết được khi nào bạn nên sử dụng cho WordPress.

Về cơ bản, không nhất thiết lúc nào bạn cũng phải sử dụng CDN cho Website mà hãy xem xét các tiêu chí cần thiết mình đã nói ở trên.

Nếu như bạn đã chọn được dịch vụ CDN thì hãy tích hợp nó ngay trên Website, các plugin WordPress sẽ giúp bạn thực hiện chỉ với vài thao tác đơn giản mà không có kỹ thuật phức tạp.

Bạn có sử dụng CDN cho Website? Cho mình biết ý kiến của bạn hoặc bất kỳ câu hỏi nào khác về bài viết này, mình sẽ phản hồi sớm nhất cho bạn.

Đôi chút về Nam Nguyen

Mình là một cựu quân nhân Hải Quân đã xuất ngũ, Blog này là một trong những doanh nghiệp trực tuyến của mình. Nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm thiết thực nhất về WordPress có thể áp dụng để xây dựng và phát triển Online Business của bạn một cách bền vững. Bạn có thể kết nối với mình trên Facebook, Twitter, Linkedin.

Leave a Comment