14 công việc quan trọng người mới cần làm sau khi tạo Blog WordPress

Photo of author
Written By Nam Nguyen

Mình là một du mục kỹ thuật số toàn thời gian, mình từng là một mọt sách WordPress và đây là nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm WordPress hiệu quả nhất để bạn phát triển Online Business của mình một cách bền vững.

Có bao nhiêu công việc bạn cần làm sau khi tạo blog WordPress?

Bắt đầu một công việc trên website, chẳng khác nào bạn vừa khai trương một cửa hàng trực tuyến vậy. Không ít công việc bạn cần phải sắp xếp nó lại cũng như có những chuẩn bị cho những bước kế tiếp.

Nếu nói những công việc trước như mua hosting, domain và cài đặt WordPress là bước đầu tiên thì đây có lẽ là bước tiếp theo bạn cần làm.

Ngoài việc làm cho Blog của bạn trở nên mới mẻ và ngăn nắp thì điều này còn giúp bạn tiếp xúc và làm quen với những thao tác quản trị cơ bản.

Mình hứa với bạn những công việc này sẽ dễ dàng để hiểu và thực hành nhất có thể.

Những công việc bạn cần làm sau khi tạo Website WordPress

Nếu dưới góc độ chuyên gia, có thể bạn sẽ có hàng trăm công việc phải làm khi mới bắt đầu. Tuy nhiên mình biết chỉ vừa mới tiếp xúc với WordPress nên cũng chưa quen nhiều lắm.

Vì vậy mà mình chỉ liệt kê ra những công việc mình cho là cần thiết và quan trọng. Nó sẽ là những thao tác gắn bó với bạn trong suốt chặn đường về sau.

Okay, bây giờ hãy cùng mình đến với danh sách những công việc này!

A. Tìm một giao diện đẹp mắt phù hợp với mục tiêu của bạn

Khi đến với thế giới trực tuyến điều bạn cần chăm chút đầu tiên là giao diện, đó là bộ mặt và thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.

Với những nhà lập trình web truyền thống (không sử dụng WordPress hay những CMS nổi tiếng khác) thì họ phải viết code sml mới có được một giao diện tạm coi là đẹp thì với những người sử dụng WordPress như chúng ta chỉ cần tìm một thứ gọi là theme và cài đặt nó là xong.

Vậy tìm theme WordPress ở đâu?

WordPress có một kho giao diện khổng lồ của họ với cả ngàn theme miễn phí đẹp mắt và chuyên nghiệp, mình nhấn mạnh là miễn phí  nhé!

Bạn có thể thoải  mái lựa chọn và cài đặt, hơn nữa bạn có thay đổi nếu không thích bất kỳ lúc nào.

Nếu bạn chưa biết điều này làm thế nào thì hãy xem hướng dẫn cài đặt theme WordPress của mình tại đây.

Ngoài ra nếu có điều kiện thì bạn có thể sử dụng các theme premium, mặc dù phải tốn tiền nhưng nó có thể giúp bạn khám phá những tính năng cao cấp mà ở bản miễn phí không có được.

Xóa các theme mặc định

Theo mặc định WordPress sẽ tự động có một số theme được cài đặt sẵn cho bạn. Tuy chúng đáp ứng được những tiêu chí tốt nhất nhưng nhìn vào có phần hơi chán vì nó quá đơn giản.

Thông thường bạn sẽ tìm những cái đẹp hơn trong thư viện themes WordPress, chính vì vậy mà hãy xóa chúng để tiết kiệm bộ nhớ của host.

xoa-theme-wordpress-mac-dinh

B. Cài đặt Plugin với những tính năng cần thiết

Sử dụng WordPress, lợi hại nhất là các plugin đi theo nó. Tất cả tính năng mà một website cần có đều nằm trong này.

Tương tự với theme thì với Plugin bạn cũng có thể tìm miễn phí ở kho dành riêng cho nó. Bạn có thể xem hướng dẫn cài đặt plugin của mình để làm được điều này.

Nếu bạn đã biết cách cài đặt plugin thì giờ bạn có thể cài những Plugin cần thiết cho WordPress để trang bị những tính năng quan trọng cho WordPress.

Thiết lập SEO với Yoast SEO

SEO là một điều bắt buộc bạn cần phải làm trên website của mình nếu bạn không muốn đốt tiền vào cáo quảng cáo Google Adwords.

Mặc dù khi nói về SEO đó có khi cả là một vũ trụ, tuy nhiên khi nói về các thiết kế trên Blog ảnh hưởng đến SEO thì cũng không quá nhiều.

Những chuyên gia WordPress rất thông minh khi nắm bắt chúng và tạo ra Plugin đáp ứng điều này (một lần nữa những nhà thiết kế truyền thống lại thua về mặt SEO).

Có rất nhiều plugin về SEO trên thị trường WordPress được cung cấp Free. Tuy nhiên mình cũng như hàng ngàn Blogger khác trên thế giới quen nói về Yoast SEO hơn bất một cái tên nào khác.

Yoast SEO hội tụ đầy đủ những yếu tố về SEO trên web (SEO Onpage), nó cũng rất dễ sử dụng chỉ với một vài thao tác thiết lập và tùy chỉnh trong mỗi trang.

Bạn có thể xem hướng dẫn đầy đủ về cách cài đặt và thiết lập Yoast SEO để hoàn thành quá trình này.

Thiết lập chống Spam với Akismet

Spam là một vấn nạn không khó bắt gặp trên Internet, khi những nội dung không liên quan từ đâu đó nhảy vào bài viết của bạn.

Mặc dù WordPress cho phép bạn đóng các comment trên các bài viết nhưng điều này không nên chút nào khi comment là một yếu tố liên quan đến xếp hạng nội dung trên công cụ tìm kiếm.

Các comment spam ngoài là những nội dung không  liên quan thì thường  là những liên kết xấu. Điều này cực kỳ  nghiêm trọng vì  chúng sẽ ảnh hưởng đến đánh giá nội dung và đặc biệt là giảm độ tin cậy của bạn trọng mắt khách truy cập.

Tuy nhiên bạn không cần lo về điều này. Chỉ cần cài đặt plugin có tên Askimet là mọi vấn đề sẽ được giải quyết.

Xem hướng dẫn của mình về cách cài đặt Plugin Akismet cho WordPress.

Kết nối Blog của bạn với Google Analytics

Một trong những điểm nhấn của những nền tảng web là cho phép bạn thực hiện các phân tích kỹ thuật số, có nghĩa là mọi hành động của người dùng bạn đều dễ dàng nắm bắt qua các báo cáo từ những công cụ phân tích.

Để dễ dàng hơn, bạn có thể hình dung rằng bạn sẽ biết được số lượng người truy cập (ngay cả thời điểm hiện tại) họ ở quốc gia nào và sử dụng thiết bị công nghệ nào,…còn rất nhiều thứ mà bạn sẽ khám phá trong quá trình làm việc.

cai-dat-google-analytics-khi-moi-tao-wp

Google Analytics là công cụ mình muốn giới thiệu cho bạn làm điều đó. Đặc biệt đây là công cụ hoàn toàn miễn phí nên không có lý do gì chúng ta không sử dụng cả.

Hướng dẫn đăng kết  nối blog WordPress với Google Anlytics dành cho người  mới (Sắp cập nhật)

Thiết lập sao lưu tự động tránh để mất dữ liệu

Sao lưu (Backup) dữ liệu là một điều cực kỳ cần thiết để tránh được các trường hợp mất dữ liệu từ một nguyên nhân nào đó.

Thực chất các dữ liệu về Blog WordPress của bạn cũng tương tự như một chiếc máy tính các nhân bạn đang sử dụng. Đôi lúc một nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó làm “đi “ hết dữ liệu của bạn là điều khó tránh.

backup-du-lieu-sau-khi-tao-blog-wordpress

Nhưng với Blog thì có vẻ nghiêm trọng hơn vì chúng đang vận hành một doanh nghiệp trực tuyến hoặc cửa hàng điện tử của bạn. Mất một cái coi như bạn đóng cửa công việc Online của mình.

Rất may có một cách đơn giản là bạn chỉ cần sao lưu nó, dù cho xảy ra các trường hợp ngoài ý muốn bạn vẫn dễ dàng khôi phục lại nó một cách dễ  dàng bất kỳ lúc nào.

Xem hướng dẫn của mình về cách sao lưu blog WordPress một cách đơn giản (Sắp cập nhật)

Thiết lập bảo mật

Song song với việc sao lưu mình vừa nói trên thì bên cạnh đó bạn cũng phải chú trọng về bảo mật. Theo thống kê từ nhà cung cấp plugin bảo mật nổi tiếng Sucuri, năm 2018 có khoảng 25.466 website sử dụng CMS bị nhiễm mã độc và họ đã xử lý gần 4,5 triệu tệp.

Và đó chỉ là con số nhỏ cho những website sử dụng CMS mà được Sucuri xử lý. Nếu nói toàn bộ website trên toàn thế giới con số này có thể lên đến cả triệu.

Đó là lý do tại sao bạn nên tránh website WordPress của mình rơi vào con số này.

thiet-lap-bao-mat-wordpress-sau-khi-tao-blog

Mặc dù bản thân WordPress được cho là khá an toàn, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể làm tốt hơn điều đó bằng các plugin hỗ trợ.

Vì tất cả miễn phí nên không dại gì mà chúng ta lại bỏ qua cả.

Nếu  bạn vừa mới bắt đầu blog thì nên sử dụng các plugin bảo mật như Wondfence Security, sucuri để tăng tính bảo mật.

Chúng sẽ được tích hợp nhiều tính năng quan trọng về bảo mật như FireWall, ngăn chặn các đăng nhập trái phép, quét các tệp và thông báo nếu có lỗ hổng,…

Tìm hiểu các sử dụng Plugin WonderFence Security để tăng bảo mật cho WordPress (sắp cập nhật).

Tăng tốc blog với bộ nhớ đệm (Cache)

Mới biết về WordPress thì đây có thể là kiến thức hơi quá đối với bạn. Tuy nhiên bạn có thể hiểu đơn giản bộ nhớ cache là một công nghệ giúp blog của bạn tải nhanh hơn trong quá trình truy cập.

Điều này cực kỳ quan trọng đối với mọi website hiện nay vì không ai muốn truy cập một trang có thời gian tải quá lâu. Nói cách khác là họ không muốn chờ đợi cho dù nội dung phía sau là tốt đến mức nào.

Đặt bạn vào trường hợp như vậy mình tin bạn cũng sẽ thoát ra nếu đợi quá lâu không nào?

Về mặt kỹ thuật, WordPress đã được tối ưu tốt về tốc độ bao gồm cả những công nghệ theo nó như themes, plugins cũng được phải kiểm duyệt trước khi được phép xuất hiện trong thư viện miễn phí của họ.

Tuy nhiên nhiêu đó là chưa đủ vì nếu bạn muốn xuất hiện cao trên các cỗ máy tìm kiếm như Google thì bạn cần nhanh hơn nữa.

Có không ít plugin miễn phí giúp bạn làm điều này một cách đơn giản chỉ bằng vài thao tác thiết lập.

Bạn có thể sử dụng plugin miễn phí  W3 Total Cache để cải thiện hiệu suất tải trang trên Blog của bạn.

C. Những thao tác phổ biến

Xóa bài viết mặc định

Ở mọi phiên bản WordPress, sau khi bạn tạo thành công thì luôn có một bài viết mặc định tên là “Hello World”. Từ ngữ quá quen thuộc từ khi tập tành về lập trình (mình nhớ không nhầm là từ lớp 8).

Mặc dù có thể chỉnh sửa nó trong trình soạn thảo nhưng đã mới thì hãy cho mới hết, hơn nữa bạn có thể làm quen với thao tác xóa (Delete) mà sau này sẽ thường xuyên sử dụng để bỏ đi những nội dung không còn giá trị.

Để xóa bài viết mặc định này bạn chỉ cần nhấn vào Posts >> All Post >> rê chuột vào bài viết có tiêu đề ” Hello Word” và nhấn Trash.

xoa-bai-viet-wp-mac-dinh

Đó chỉ mới là thao tác xóa tạm thời vào thùng rác.

Nếu muốn xóa hẳn bạn hãy tiếp tục nhấn vào tab trash, sau đó rê chuột vào tên bài viết và nhấn Delete Permanently.

xoa-han-bai-viet

Quá dễ phải không nào? Đây là thao tác xóa cơ bản mà bạn sẽ thường xuyên sử dụng sau này.

Xóa bình luận mặc định

Đi kèm với bài viết mặc định bạn sẽ có một bình luận, bạn chỉ cần tìm tới phần comments và sau đó thì làm như trên nhé! Mình nói thêm thì thừa quá.

xoa-binh-luan-mac-dinh

Thay đổi tên Categories mặc định

Để làm được điều này, trước tiên bạn cần hiểu cách tạo và  sử dụng category trong mục post. Nếu chưa rõ bạn có thể xem hướng dẫn đầy đủ tại đây.

Trong mỗi bài viết, trước khi xuất bản bản WordPress sẽ cho bạn chọn category thuộc danh mục bài viết đó.

Nếu bạn không chọn thì hệ thống sẽ lấy một chuyên mục mặc định mà bạn đã đặt trước.

Cái này tưởng như đơn giản, nhưng đôi lúc chúng ta hay quên những việc nhỏ nhặt mà làm cho tính năng phân loại lộn xộn.

Cá nhân mình đôi khi cũng rất lười biến hoặc “não cá vàng” trong việc chọn chuyên mục trước khi xuất bản. Có khi mình đăng xong 10 ngày sau mới quay lại để chọn chuyên mục cho nó.

Vì vậy mà mình thường hay để chuyên mục mặc định là “Học WordPress”.

Để  đặt một categori mặc định hãy đi đến phần Setting>> Writing. Sau đó chọn một chuyên mục bạn muốn sử dụng nó làm mặc định trong phần 

Chỉnh sửa hồ sơ cá nhân

Sau khi tạo xong WordPress, các thông cá nhân của bạn chỉ đơn giản là email, mật khẩu. Bây giờ bạn cần bổ sung thêm những thông tin quan trọng khác như tên hiển thị, màu sắc yêu thích khi quản trị.

Quan trọng nhất là các liên kết đến hồ sơ mạng xã hội và hình ảnh Gravatar và mô tả giới thiệu về bạn. Các thông tin này sẽ xuất hiện trên hộp tác giả (Author Box) sau mỗi bài viết trên Blog.

Bỏ qua điều này coi như bạn đã bỏ đi tính cá nhân của Blog và chắc chắn bạn sẽ giảm bớt niềm tin của khách truy cập.

Xem hướng dẫn hoàn chỉnh của mình về cách thiết lập hồ sơ cá nhân trong WordPress.

Chọn ngôn ngữ và thay đổi múi giờ

Về ngôn ngữ, mặc dù WordPress đã hỗ trợ cho chúng ta Tiếng Việt. Tuy nhiên nếu bạn để ý khi tìm kiếm thông tin nào đó về WordPress hay các hướng dẫn từ Blogger Việt (kể cả  mình) thì họ đều sử dụng tiếng anh trong đó.

Cái này không phải thể hiện trình độ tiếng anh cho người ta biết mình có kiến thức hay gì. Nói thật về WordPress thì mình biết cũng khá nhiều nhưng tiếng Anh của mình chỉ mới bập bẹ vài tiếng chứ không dám hơn ai cả.

Nhưng mình vẫn sử dụng các hướng dẫn trên Blog này với giao diện tiếng anh là bởi vì các tài liệu của họ đa dạng, nếu mình hay các blogger trong nước không có tài liệu bạn cần thì bạn có thể sử dụng tiếng anh để giải quyết vấn đề.

Hơn nữa các công cụ hỗ trợ WordPress như Themes & Plugins dường như là 100% tiếng anh. Vì vậy nên chọn English trong phần cài đặt ngôn ngữ nhé!

À còn thao tác thế nào thì mình quên nói nữa…

Bạn hãy  chọn mục Setting >> General>> Site Language>>English (United States).

Về múi giờ, bạn nên chọn múi giờ ở quốc gia mà bạn nhắm tới khác hàng. Ở Việt Nam thì chọn +7. Nếu ở những quốc gia khác thì lên Google Search theo công thức sau “Múi giờ” + “Tên quốc gia nhắm mục tiêu” + “là bao nhiêu” thì có kết quả ngay và luôn.

thay-doi-ngon-ngu-va-mui-gio-trong-wordpress

Đừng quên nhấn Save Changes ở phía cuối để lưu lại nhé!

Thiết lập cấu trúc Permalink

Nghe thì có vẻ ghê gớm lắm nhưng thật ra nó chỉ định dạng của các liên kết trên Blog của bạn mà thôi.

Lại một lần nữa nói về SEO cũng như Google, Google họ nói rằng các liên kết tĩnh là một yếu tố trong việc xếp hạng nội dung trên công cụ tìm kiếm.

Để dễ diểu hơn…

Ngước lên trên cái thanh địa chỉ trình duyệt của bạn (nếu là smartphone thì nhấn vô mới thấy hết được) và sẽ thấy liên kết của bài này có dạng: https://domaincuatui.com/ten-bai-viet/

Ok, mấy cái dấu trừ ngăn cách  giữa các từ (ten-bai-viet) là một liên kết tĩnh . Còn không tĩnh thì nó sẽ có dạng: https://domaincuatui.com/1!5&7897… gì gì đó.

Nếu chưa hiểu bạn chưa hiểu?

Okay, không sao!

Còn có một cách dễ hơn nữa là chọn Settings >> Permalink >> tìm cái Post name tích vô rồi nhấn Save để lưu lại.

thay-doi-cau-truc-permalink

Xong rồi nhé, khỏi phải suy nghĩ cho mệt

Thêm Favicon

Thường thì các tab trên trình duyệt của bạn, nhìn ở góc trái mỗi tab bạn sẽ thấy một biểu tượng nhỏ bên cạnh tiêu đề của trang. Cái này chúng ta hay quen gọi chung là biểu tượng website và nó đại diện cho website bạn đang truy cập.

Ngắn gọn hơn nó giúp khác truy cập nhận diện website của bạn.

Thực ra thì Favicon này cũng chẳng có gì  quan trọng cả, làm đẹp là với tăng một chút độ chuyên nghiệp và nhận diện thương hiệu là cùng.

Chính vì vậy mà một số website lớn họ chẳng thèm sử dụng và bạn sẽ thấy nó có biểu tượng tờ giấy gấp một góc thay vì một hình ảnh nhỏ có mày sắc.

Nhưng lỡ đã làm thì làm cho tới, nếu bạn có một biểu tượng logo cho Blog thì có thể thu nhỏ nó ở kích thước 512×512.

Tiếp theo nhấn vào Appearance >>Customize >> chọn mục Site Identity >> click Select Image và tìm tới hình ảnh cần tải lên.

cach-them-favicon-bieu-tuong-trang-web-tren-wordpress

Tạm kết

Okay, đó là 14 công việc cơ bản cần làm sau khi tạo Blog WordPress của bạn. Chúng không có gì khó khăn cả chỉ là những thao tác cài đặt và  thiết lập hết sức đơn giản.

Hơn nữa là trong một số tính năng quan trọng mình đã có hướng dẫn riêng biệt một cách chi tiết (sắp tới có lẽ sẽ có thêm video). Hy vọng bạn sẽ làm tốt chúng trên Blog của mình.

Nếu có thắc mắc hay bổ sung nào thì hãy để lại trong phần comment bên dưới. Mình sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất cho bạn.

Đôi chút về Nam Nguyen

Mình là một cựu quân nhân Hải Quân đã xuất ngũ, Blog này là một trong những doanh nghiệp trực tuyến của mình. Nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm thiết thực nhất về WordPress có thể áp dụng để xây dựng và phát triển Online Business của bạn một cách bền vững. Bạn có thể kết nối với mình trên Facebook, Twitter, Linkedin.

Leave a Comment