Đánh giá Divi Theme: Công cụ xây dựng Web kéo thả toàn năng

Photo of author
Written By Nam Nguyen

Mình là một du mục kỹ thuật số toàn thời gian, mình từng là một mọt sách WordPress và đây là nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm WordPress hiệu quả nhất để bạn phát triển Online Business của mình một cách bền vững.

Bạn đã biết Divi Theme là một sản phẩm trong hệ thống của Elegant Themes rồi chứ?

Chắc hẳn vậy rồi, ít nhiều bạn đã được các Blogger nhắc tới hoặc trong một bài đánh giá của mình về Elegant Themes mình cũng từng đề cập.

Trên thực tế, với những chủ Website WordPress có tầm nhìn xa trông rộng, mình biết rằng việc tìm được một theme tốt nhất phục vụ phát triển Website là điều rất cần thiết.

Thật không may bởi nó không dễ dàng chút nào!

Có quá nhiều mặt chi phối một Theme WordPress tốt như tốc độ, tính năng, khả năng dễ dùng, tính lâu dài, giá cả,...

Hầu hết khi được cái này bạn sẽ mất cái khác. Vậy có theme WordPress nào đảm bảo được sự cân bằng về mọi yếu tố không?

Vâng! Nếu bạn đang tìm một Theme WordPress với những tiêu chí tốt nhất, chắc chắn bài viết này không làm bạn thất vọng.

Mình đang nói tới Divi Theme - một sản phẩm nằm trong danh sách yêu thích của mình. 

Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!

Divi theme/Divi Builder là gì?

Divi theme (hay Divi theme Builder) được biết đến như một chủ đề xây dựng các trang trên WordPress bằng thao tác kéo thả.

Điều này nghĩa là không có quy tắc nào về bố cục mặc định, bạn có quyền sáng tạo & thiết kế theo ý muốn thay vì chỉ phụ thuộc một vài mẫu duy nhất như sản phẩm trên Mythemeshop, Theme-Junkie hay Happythemes.

Lưu ý

Nếu bạn đã từng nghe về Divi Builder thì nó cũng tương tự như Divi Theme. Chỉ khác ở chỗ Divi Theme có một khu vực cấu hình giao diện nhưng Divi Builder thì không. 

Còn lại tính năng kéo thả và công nghệ tích hợp vẫn tương tự nhau.

Nói cách khác Divi Builder là một Plugin thu gọn mang tính năng kéo thả của Divi Theme.

Nếu bạn không có kiến thức về viết mã nhưng muốn thiết kế giao diện tùy ý để phát triển Website mình nghĩ Divi Theme sẽ rất phù hợp với bạn.

Giao diện quản lý Divi Theme & các tùy chọn cấu hình

Sau khi kích hoạt Divi Theme nó sẽ tự động tạo cho bạn một menu quản lý riêng biệt, vì vậy bạn có thể dễ dàng quản lý mọi tính năng của nó tại đây.

menu-quan-ly-divi-theme
  • Save

Với mỗi mục trên menu sẽ tương ứng với một nhóm tính năng của theme với khá nhiều tùy chỉnh về giao diện theo ý muốn.

Chỉ riêng mục Theme Options bạn có thể tùy chỉnh nhiều khía cạnh khác nhau, ví dụ như:

  • Thêm logo tùy chỉnh
  • Màu sắc chủ đạo
  • Chọn loại bố cục
  • Kết nối Google API key
  • Tùy chỉnh hiệu suất
  • Thêm liên kết xã hội
  • Đặt số lượng bài viết trên các trang lưu trữ
  • Định dạng ngày
  • Bật/tắt các điều hướng
  • Bật tắt tính năng kéo thả trên trang/ bài viết
  • Thiết lập hiển thị cho Post/Page
  • Quản lý quảng cáo, SEO
  • Chèn code vào Header/Footer
  • Điền giấy phép cập nhật tự động
  • ...

Tạm thời mình chỉ cho bạn thấy nhiêu đó tính năng tùy chỉnh, lát nữa mình sẽ đề cập các tính năng quan trọng.

Ngoài mục theme options còn có thêm một khu vực Theme customize với một giao diện trực quan giúp bạn trực tiếp thấy các thay đổi khi cấu hình.

tuy-chinh-front-end--divi-customize
  • Save

Tại đây có rất nhiều lựa chọn tùy chỉnh cho theme như kích thước font chữ, màu sắc, nền, header, footer, Blog, cách hiển trị trên mobile...mình nghĩ để làm quen với chúng bạn sẽ mất không ít thời gian vọc vạch đấy!

Trình tạo trang Divi Builder

Bây giờ chúng ta sẽ nói về cốt lõi của Divi là Divi Builder, một công cụ được những người không chuyên lập trình yêu thích khi việc tạo trang chỉ bằng những thao tác kéo thả.

Giờ đây việc tạo các trang phổ biến trên Website như trang chủ, trang Blog, trang liên hệ, hay trang đích bán hàng không hề khó chút nào dù bạn chưa bao giờ học về lập trình Web.

Để kích hoạt Divi Builder bạn cần đi đến giao diện soạn thảo (Pages & Posts) sau đó click vào nút màu tím trên màn hình.

nut-mo-giao-dien-thiet-ke-divi-builder
  • Save

Theo mặc định Divi Builder hỗ trợ cả 2 giao diện soạn thảo bao gồm:

  • Back-end: Giao diện bên trong được tổ chức dưới dạng Block
  • Front-end: Giao diện trực quan như người dùng

Nói về giao diện thiết kế back-end nó có dạng thế này:

giao-dien-thiet-ke-back-end-tren-divi-theme
  • Save

Một bố cục với các Blocks chồng lên nhau, mặc dù khá gọn gàng nhưng rất khó để bạn hình dung ra hiển thị thực của chúng.

Cá nhân mình cho rằng giao diện này có phần dư thừa với người dùng WordPress khi thường phù hợp cho những nhà phát triển Web. Vì vậy một số sản phẩm kéo thả tương tự như Elementor hay Thrive Architect họ đã lược bỏ.

Đó là lý do chúng ta cần bàn tới giao diện Front-end, nơi các thiết kế rõ ràng & trực quan dưới ánh mắt người dùng.

Divi cho phép bạn chuyển đổi qua lại giữa 2 giao diện dễ dàng nên bạn cũng không cần quan trọng chọn cái nào cho thiết kế của mình.

Thiết kế dễ dàng với giao diện Front-end

Trong giao diện này việc đầu tiên bạn có thể tạo nhanh một section bằng cách nhấn vào nút dấu +

Lúc này sẽ có không ít tùy chọn khác nhau như:

  • Regular: Lựa chọn cấu trúc các cột theo ý muốn
  • Speacialy: Lựa chọn cấu trúc cột đặc biệt
  • Fullwidth: Các tùy chọn hiển thị toàn chiều rộng trang
chon-seation-divi
  • Save

Thông thường Regular sẽ là lựa chọn được nhiều người dùng nhất bởi sự da dạng lựa chọn & nhiều loại thiết kế.

Sau đó bạn chỉ việc chọn một module với tính năng mình cần, có đến hơn 40+ modules khác nhau và mỗi cái sẽ tùy biến thêm nhiều thứ khác.

Vì vậy với bấy nhiêu đã quá đủ để bạn design mọi loại trang web khác nhau từ đơn giản cho tới phức tạp.

modules-divi-themes
  • Save

Bây giờ bạn chỉ việc tùy chỉnh module vừa chọn như màu sắc, background, điền nội dung, căn chỉnh vị trí, hiệu ứng rê chuột,...trong một bảng cấu hình riêng biệt cho module cùng hàng trăm tùy chọn.

Ví dụ như trong hình là một bảng cấu hình cho module button (nút).

vi-du-modul-buton
  • Save

Mình nghĩ dù là người mới hay chuyên gia về Web bạn sẽ mất kha khá thời gian để làm quen với từng module cũng như các thao tác cấu hình.

Ngoài ra, một chi tiết nhỏ như bảng cấu hình cũng được chăm chút khá kỹ. Bạn có thể thu phóng kích thước, cầm chuột di chuyển tới vị trí mong muốn hoặc đặt nó cố định ở bên phải/trái. 

Thư viện Layout khổng lồ

Nếu không rành về thiết kế hoặc muốn tiết kiệm thời gian trước khi bạn thuần thục mọi thao tác, mình cho rằng thư viện Layout của Divi Theme là nơi bạn nên ghé thăm.

thư-vien-layout-divi
  • Save

Tại đây có đến 142 gói layout (mỗi gói bao gồm các trang phổ biến trên Website) nếu tính ra sẽ có 1051 layout riêng lẻ. Nó phục vụ hầu hết các lĩnh vực & mục đích như:

  • Vẽ & thiết kế
  • Doanh nghiệp
  • Sự kiện
  • Ẩm thực
  • Giáo dục
  • Sức khỏe, làm đẹp
  • Cửa hàng điện tử (Website bán hàng)
  • Nhà hàng - khách sạn
  • ...

Khi tìm được layout yêu thích bạn chỉ cần nhấn Use This Layout để nhập lên Website.

nhap-layout-divi
  • Save

Cuối cùng là chỉnh sửa nội dung theo ngôn ngữ hoặc ý muốn của bạn.

Lưu lại các yếu tố thiết kế và tái sử dụng

Tương tự như nhiều Page Builder khác, Divi theme cho phép bạn lưu lại bất kỳ một thiết kế nào trên trang & tái sử dụng lại trong tương lai.

luu-lai-sections-divi
  • Save

Với mình tính năng này thật sự rất hữu ích & hỗ trợ rất nhiều cho việc thiết kế của bạn.

Ví dụ như bạn lưu một section chứa bảng giá sản phẩm trên Website của bạn, khi muốn dùng nó trên trang khác bạn chỉ việc lấy ra từ thư viện đã lưu thay vì phải thiết kế lại từ đầu.

Nhờ vậy bạn sẽ tiết kiệm được không ít thời gian với các yếu tố thiết kế chung chung như Header, Footer, bảng giá, chứng thực,...

Bạn có thể làm điều tương tự để lưu hẳn một layout thiết kế.

luu-layput-divi
  • Save

Điều chỉnh khoảng cách - kích thước bằng thao tác kéo thả

Khoảng cách giữa các yếu tố trên Web mặc dù rất bình thường nhưng nó lại quyết định rất lớn đến trải nghiệm người dùng.

Với cách thủ công, để căn chỉnh khoảng cách bạn phải biết viết mã CSS với thuộc tính magin & padding, nhưng mình biết không phải ai cũng có khả năng & thời gian để học.

Với một số Page Builder việc này đơn giản hơn khi bạn chỉ cần điền số để thấy sự thay đổi. Nhưng với Divi Theme nó trở nên đơn giản hơn bao giờ hết, chỉ cần đặt chuột bên rìa của phần tử & kéo thả bạn sẽ điều chỉnh được khoảng cách như ý muốn.

dieu-chinh-khoang-cach-keo-tha
  • Save

Tuơng tự như trên bạn có thể cầm chuột kéo thả kích thước của bất kỳ đối tượng nào trên Divi.

Xem trước & tùy chỉnh kích thước trên từng thiết bị

Nếu bạn là một người khó tính trong các thiết kế & mong muốn đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng như như mình, chắc chắn bạn sẽ thích tính năng này.

Trong giao diện thiết kế Divi theme cho phép bạn xem trước các thiết kế trên những thiết bị thông dụng. Qua đó bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh thiết kế theo ý muốn của mình.

divi-thiet-ke-tren-nhieu-thiet-bi
  • Save

Ngoài ra điều đáng nói nhất là bởi Divi tích hợp tùy chỉnh chuyên sâu cho mỗi chi tiết trên từng thiết bị. Chẳng hạn như văn bản nút, hiệu ứng rê chuột, kích thước, khoảng cách chữ, màu sắc,...

Để dễ hiểu hơn bạn hãy hình dung chỉ với một button bạn có thể quy định văn bản nút trên Desktop là Nam, trên Tablet là Den, trên điện thoại là Roi.

Mình chưa thấy một trình tạo trang nào đạt đến trình độ chuyên sâu như vậy kể cả Elementor Pro hay Beaver Builder.

Nếu biết tận dung tính năng này mình chắc chắn trải nghiệm người dùng trên Website của bạn sẽ tăng lên đáng kể.

Xem lại lịch sử & khôi phục

Trong quá trình thiết kế trang với Page Builder việc bạn gặp các sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Vậy đôi khi thực hiện một thay đổi nào đó & muốn quay lại thì làm cách nào?

Divi Theme có một tính năng gọi là Editing history, nơi lưu lại lịch sử thiết kế của bạn. Nếu muốn tìm lại các thao tác thiết kế trước bạn chỉ cần click vào thời điểm bạn muốn khôi phục thì mọi thứ sẽ quay trở lại.

lich-su-thiet-ke-divi
  • Save

Ngoài ra trên bảng tùy chỉnh cho từng module bạn có thể nhanh chóng quay lại hoặc tiến tới lịch sử đã thiết kế.

quay-lai-tren-tung--yeu-to
  • Save

Vì vậy bạn hãy tha hồ thiết kế & vọc theo ý muốn, bạn chẳng cần sợ đối mặt với tình huống thiết kế lại từ đầu như nhiều Page Builder khác.

Thực hiện các thử nghiệm phân tách (A/B Testing)

Mặc dù A/B Testing có thể sẽ rất khó hiểu nếu bạn không phải là một chuyên gia tiếp thị, tuy nhiên đây được coi là cách tốt nhất để tối ưu Website của bạn.

Về cơ bản nó chỉ đơn giản là việc so sánh giữa 2 yếu tố khác nhau của trang & xem yếu tố nào hoạt động tốt hơn.

Ví dụ cùng một nút kêu gọi hành động nhưng ở một yếu tố có màu xanh & yếu tố kia màu đỏ.

Khi thực hiện A/B Testing bạn có thể đo được độ hiệu quả của 2 nút xem màu nào nhận được nhiều lượt nhấp hơn & từ đó đưa ra quyết định cho nút đạt hiệu quả cao.

Nhờ đó bạn sẽ cải thiện tỉ lệ chuyển đổi & tất nhiên cũng luôn cơ hội bán hàng & kiếm tiền trên Website của bạn.

Thông thường, để áp dụng A/B testing trên Website không hề đơn giản chút nào, thậm chí cực khó với các dịch vụ lập trình Web truyền thống.

Còn với WordPress bạn cần trang bị thêm một plugin chuyên dụng & con số plugin này chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Rất may với Divi Theme đã được tích hợp sẵn tính năng A/B Testing trên giao diện thiết kế. Khi cần thử nghiệm yếu tố nào bạn chỉ cần rê chuột vài nó, click vào dấu 3 chấm & chọn Slipt Test.

divi-theme-slipt-test
  • Save

Sau đó bạn nên đi tới giao diện back-end & thay đổi theo ý muốn cũng như nhân bản thêm nhiều yếu tố thử nghiệm khác.

chuyen-giao-dien-xem-bao-cao-divi-leads
  • Save

Các thống kê chi tiết của từng yếu tố sẽ được báo cáo trong biểu tượng các cột chuyển động với những thông số như Clicks, Reads, Bounces, Goal Engagement.

ket-qua-ab-testing-divi-leads
  • Save

Chỉ cần nhìn vào kết quả báo cáo bạn sẽ thấy ngay yếu tố thử nghiệm mang lại hiệu quả nhất & chọn nó để gắn bó lâu dài.

Đến thời điểm này mình đảm bảo chưa có một theme WordPress hoặc Plugin nào cho phép thực hiện A/B Testing đơn giản & mạnh mẽ đến mức này. 

Tạo một theme theo ý thích bằng trình tạo chủ đề Divi

Nếu bạn đã từng đọc bài đánh giá của mình về Elementor Pro chắc hẳn bạn sẽ biết nó là một trong 2 plugin (bên cạnh Beaver Builder) cho phép tạo chủ đề bằng thao tác kéo thả.

Tuy nhiên Elegant Themes không kém cạnh khi trong phiên bản Divi 4.0 vào tháng 10/2019,  họ đã công bố tính năng tạo chủ đề WordPress với tên gọi Divi Theme Builder.

divi-theme-builder
  • Save

Giờ đây không chỉ dừng lại ở việc tạo trang mà bạn còn có thể tạo hẳn một chủ đề WordPress theo ý muốn. Chắc hẳn một số dịch vụ lập trình Web sớm phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa do tính năng này.

Vì mới ra mắt nên Divi Theme Builder chưa có sẵn nhiều mẫu như Elementor Pro, tuy nhiên bạn có thể tự thiết kế theo ý tưởng của bạn.

Tối ưu quảng cáo

Tưởng chừng như tính năng tối ưu quảng cáo chỉ gặp ở những nhà cung cấp sản phẩm cho Blogger như Mythemeshop, Theme-Junkie hay Happythemes. Nhưng mình khá bất ngờ khi một theme đa năng như Divi cũng trang bị.

Trong mục Theme Options của Divi có một tab Ads riêng biệt, tại đây sẽ có một số vị trí quảng cáo được tích hợp sẵn. Tất nhiên chúng đều là những vị trí vàng với tỉ lệ nhấp cao.

Bạn chỉ việc dán code HTML quảng cáo hoặc mã Google Adsense & lưu lại để hoàn tất.

Tối ưu SEO

Chắc hẳn SEO luôn là tiêu chí bạn rất quan tâm trên Website của mình. Do là một theme cao cấp nên các tiêu chí SEO của Divi hầu như được đáp ứng đầy đủ & tối ưu nhất. Ví dụ như như tốc độ load, thân thiện với thiết bị di động, cấu trúc chuẩn SEO,...

Ngoài ra, bên cạnh tab quảng cáo còn có khu vực cấu hình SEO tổng quan như tiêu đề SEO, description, keyword, dấu ngăn cách,...

cau-hinh-seo-divi
  • Save

Tuy nhiên do có sự hỗ trợ của các plugin SEO mạnh mẽ nên khu vực này cũng không thật sự cần thiết. Mình khuyên bạn nên dùng những plugin thay thế như Yoast SEO, All In SEO Pack, Rank Math.

Cấp quyền sử dụng Theme

Nếu Website của bạn có nhiều người quản trị có lẽ tính năng này rất cần thiết khi giúp bạn phân quyền sử dụng Divi.

Với mỗi vai trò quản trị bạn được phép cho người dùng xài tính năng nào trên Divi & tính năng nào không được xài bằng thao tác gạt các nút.

vai-tro-su-dung-divi-builder
  • Save

Phải nói có rất nhiều lựa chọn giới hạn trong mục này, vì vậy mình nghĩ nó rất hữu ích nếu có nhiều người quản trị trên Website của bạn.

Nhập xuất dữ liệu

Mặc dù không quá phổ biến nhưng tính năng nhập xuất dữ liệu vẫn có giá trị trong những trường hợp đặc biệt. 

Ví dụ như ai đó gửi cho bạn một mẫu bố cục hoặc bạn xuất ra để áp dụng trên Website khác.

Với Divi bạn có nhiều lựa chọn hơn cả vậy bởi bất kỳ loại cấu hình hay thiết kế đều cho phép bạn nhập xuất. Từ cài đặt trong Theme options, theme customize cho tới những layout thiết kế đầu dễ dàng xuất ra & nhập lại.

nhap-xuat-du-lieu-divi-theme-options
  • Save

Ngoài ra, trong trường hợp bạn muốn khôi phục lại mọi cài đặt mặc định như ban đầu chỉ cần chọn Restore để đưa mọi thứ về như ban đầu.

Phá bỏ rào cản ngôn ngữ

Bạn cũng biết, các Theme hay Plugin hầu hết được viết bằng Tiếng anh, với một số bạn ít có cơ hội tiếp xúc với ngoại ngữ chắc hẳn là vấn đề lớn khi sử dụng.

Mình không nói đến vấn đề support vì Divi đã được test rất kỹ trước khi phát hành nên có lỗi cũng là do hosting hoặc sự cố tương thích.

Vấn đề mấu chốt ở chỗ bạn sẽ rất khó học tập khi Divi có tới hàng ngàn tùy chọn. Sẽ rất mất thời gian để bạn vọc vạch để làm quen cho đến lúc hiểu được.

Thật may mắn khi Divi hiếm hoi là Theme có hỗ trợ tiếng Việt, sau khi cài đặt nó sẽ tự động dịch ra ngôn ngữ quản trị của bạn. Bạn không dùng thêm plugin translate cho phức tạp.

Divi có ưu điểm nào không?

Mặc dù là một theme hoàn hoản nhưng bạn biết đấy! Không có gì hoản hảo mọi thứ 100% ngoại trừ mình (mình đùa đấy).

Tất nhiên với Divi cũng vậy, ít nhiều bạn sẽ thấy một vài điểm hạn chế của nó. 

Điểm hạn chế lớn nhất mình thấy ở Divi theme là nó hoạt động chủ yếu bằng cách phát sinh Shortcode khi bạn tạo trang.

Thông thường bạn sẽ không thấy được những mã này. Ngoại trừ bạn tạo một trang bằng Divi Theme sau đó đổi sang theme khác.

Ví dụ mình đang dùng Divi & đổi sang Astra mọi thứ sẽ như thế này:

phat-sinh-shortcode-divi-builder
  • Save

Một mớ hỗn độn với những đoạn code chiếm đầy trang của bạn, nếu muốn bỏ không còn lựa chọn nào khác ngoài xóa tay thủ công. Mình tin rằng việc này sẽ không vui chút nào nếu bạn có khoảng 5 trang trở lên.

Đó là một điểm hạn chế lớn nếu bạn thay đổi Divi theme sang một theme khác.

Tuy nhiên bạn không cần lo!

Mình đã nói về Plugin Divi Builder - một bản thu gọn của Divi theme, với plugin này bạn sẽ giữ được các tính năng kéo thả cũng như thiết kế được tạo ra từ Divi Theme, nhờ vậy việc thay đổi theme không còn là vấn đề.

Giá của Divi Theme, có đáng mua không?

Như những gì đã từng nói trong bài đánh giá Elegant Themes của mình, họ không bán từng sản phẩm riêng lẻ. Thay vào đó là một gói với tất cả các sản phẩm của Elegant. Bao gồm:

  • Divi theme
  • Divi Builder Plugin
  • Bloom: Plugin cao cấp xây dựng danh sách Email
  • Monarch: Plugin cao cấp phát triển chia sẻ xã hội
  • Hơn 80 theme cao cấp khác.

Elegant cung cấp 2 tùy chọn cho bạn, một gói với $89 bạn sẽ nhận tất cả sản phẩm & cập nhật tự động một năm (nếu không gia hạn bạn vẫn dùng bình thường nhưng không được cập nhật tự động & hỗ trợ)

Gói còn lại thanh toán một lần với $249 bạn sẽ truy cập trọn đời (bao gồm cập nhật tự động & hỗ trợ)

TRUY CẬP HÀNG NĂM

$ 89

/năm

  • Truy cập vào Divi , Extra , Bloom & Monarch
  • Toàn quyền truy cập thư viện với 1000 Layout
  • Cập nhật sản phẩm
  • Hỗ trợ cao cấp
  • Sử dụng trang web không giới hạn
  • Đảm bảo không có rủi ro
  • Thanh toán hàng năm
TRUY CẬP TRỌN ĐỜI

$ 249

/lần

  • Truy cập vào Divi , Extra , Bloom & Monarch
  • Toàn quyền truy cập thư viện với 1000 Layout
  • Cập nhật sản phẩm
  • Hỗ trợ cao cấp
  • Sử dụng trang web không giới hạn
  • Đảm bảo không có rủi ro
  • Chỉ thanh toán 1 lần

Nhìn vào mức giá & giá trị nhận được mình tin bạn đã có câu trả lời cho bản thân rồi phải không?

Cá nhân mình làm việc với WordPress trong gần 3 năm qua những chưa thấy một nhà cung cấp nào đưa ra gói sản phẩm với mức giá "hời" như vậy.

Hãy nhìn vào những Theme trên ThemeForest chúng có giá từ khoảng $39 - $70 tặng kèm vài plugin cao cấp với hiệu suất nặng nề. Thậm chí Page Builder còn bị phụ thuộc bên thứ 3.

Chắc chắn chỉ mỗi mình Divi theme có thể đạt giá trị cao hơn rất nhiều chứ đừng nói đến cả một hệ sinh thái của Elegant Themes.

Nếu bạn đang tìm một theme đa năng, linh hoạt, tốc độ tải nhanh, hỗ trợ tạo trang kéo thả, thực hiện A/B Testing & nhiều plugin cao cấp kèm theo thì chắc chắn đây là lựa chọn tốt nhất cả về chất lượng lẫn chi phí.

Bắt đầu với Divi theme ngay hôm nay mình sẽ cung cấp cho bạn một mã giảm giá 20%.

Tóm tắt Divi Theme

Chất lượng

Nhiều tính năng xây dựng trang chuyên nghiệp với thao tác kéo thả. Nhiều công cụ phục vụ Marketing.

Tốc độ

Code được tối ưu hóa nhẹ, chuẩn SEO có tính năng tối ưu hóa hiệu suất giúp cải thiện tốc độ tải nhanh đáng kể.

Chi phí

Với một mức giá khởi đầu chưa tới $90 bạn sẽ sở hữu hàng loạt sản phẩm cấp của Elegant Themes.

Đánh giá tổng thể :  4.8 / 5

Mình không có nhiều thời gian sử dụng Divi lâu dài nhưng với kinh nghiệm của mình về WordPress cũng như tính năng tạo trang kéo thả, mình tin rằng đây là một sản phẩm tạo trang rất tốt cho người không có kiến thức lập trình.

Bên cạnh đó các tính năng như A/B Testing hoặc các Plugin cao cấp sẽ giúp bạn phát triển Website một cách nhanh chóng.

  • Save

Đôi chút về Nam Nguyen

Mình là một cựu quân nhân Hải Quân đã xuất ngũ, Blog này là một trong những doanh nghiệp trực tuyến của mình. Nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm thiết thực nhất về WordPress có thể áp dụng để xây dựng và phát triển Online Business của bạn một cách bền vững. Bạn có thể kết nối với mình trên Facebook, Twitter, Linkedin.

6 thoughts on “Đánh giá Divi Theme: Công cụ xây dựng Web kéo thả toàn năng”

  1. tui thấy divi-builder nó rất là chậm khi sử dụng hosting share host, ko biết bạn đánh giá sao chứ trải nghiệm xài bị chậm thì hơi quải so với elementor pro

    Reply
    • chào bạn, divi chậm có thể một phần là do chất lượng hosting của bạn đồng thời còn phụ thuộc số lượng và chất lượng các plugin khác bạn đang sử dụng nữa. Mình thấy rất nhiều người (đặc biệt là những ai làm site bussiness) vẫn đánh giá divi rất cao. Bạn cũng có thể tham khảo so sánh divi vs elementor pro nha!

      Reply
  2. Divi vs Elementor pro thì nên chọn cái nào vậy ad? Mình đang tính mua để phát triển website lâu dài, nhờ ad tư vấn giúp ạ

    Reply
    • Tùy tài chính với nhu cầu của bạn thôi, Elementor Pro thì có các tính năng kéo thả cùng trình tạo pop-up đủ đáp ứng vừa đủ nhu cầu phát triển Blog. Còn Divi giá cao hơn nên nhiều công cụ hơn, ngoài Divi Theme/Divi Builder bạn còn có Bloom (xây dựng danh sách Emai) & Monarch (thúc đẩy tín hiệu xã hội).

      Reply

Leave a Comment

Share via
Copy link