Elementor vs Divi: Ai sẽ thắng trong cuộc đua Page Builder WordPress tốt nhất?

Photo of author
Written By Nam Nguyen

Mình là một du mục kỹ thuật số toàn thời gian, mình từng là một mọt sách WordPress và đây là nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm WordPress hiệu quả nhất để bạn phát triển Online Business của mình một cách bền vững.

Nhiều năm gần đây, Page Builder luôn trở thành đề tài được hầu hết người dùng WordPress quan tâm vì sức mạnh đáng sợ của nó trong thiết kế Web.

Ở cấp độ cơ bản nó có thể giúp những người chưa từng học về code dễ dàng tùy biến Website của họ. Tuy nhiên ở cấp độ cao hơn, bất kỳ ai cũng có thể trở thành chuyên gia thiết kế Web nếu họ dùng Page Builder một cách linh hoạt.

Mặc dù trên thị trường WordPress xuất hiện không ít trình tạo trang, tuy nhiên nếu như mà nói phổ biến nhất chắc chắn bạn sẽ phải đề cập đến ElementorDivi.

Mình thấy rất nhiều độc giả của mình đã đặt ra những câu hỏi đại loại như:

  • Elementor vs Divi thì nên chọn cái nào cho tốt?
  • Giữa Elementor và Divi thì nên chọn cái nào?
  • Nên mua Elementor hay Divi?
  • Người mới nên xài Divi hay Elementor? 

Những câu hỏi này thoạt nhìn có vẻ khá đơn giản đến mức bạn nhắm mắt cũng trả lời được. Nhưng nếu để nói giúp bạn có một lựa chọn đúng đắn mà không hối hận thì chẳng hề dễ chút nào.

Vì vậy, nếu như bạn đang đắn đo lựa chọn giữ Elementor vs Divi cho WordPresss thì ở bài viết này chúng ta sẽ làm một cuộc so sánh nhỏ để tìm ra người chiến thắng trong cuộc đua giành vị trí Page Builder số #1.

Tóm tắt nhanh

WordPress đã có mặt hàng thập kỷ, tuy nhiên thời kỳ bùng nổ của những page builder chỉ xuất hiện vài năm gần đây. Khoảng từ 2015 trở về trước bạn sẽ được nói nhiều về Visual Composer (nay là WP Bakery Page Builder).

Tuy nhiên từ năm 2016 đến nay, sự phát triển nhanh chóng của Elementor và Divi đã bỏ xa hầu hết những plugin tạo trang kéo thả trước đó.

Điển hình phải nói đến Elementor, mặc dù ra mắt sau Divi rất lâu nhưng hiện tại nó đã nhanh chóng đuổi kịp và thậm chí còn vượt qua một chút.

xu-huong-elementor-vs-divi
  • Save

Vì vậy chắc chắn đây là một cuộc đua cân sức và vô cùng thú vị để xứng đáng cho bạn theo dõi.

Bài so sánh khá dài, vì vậy nếu như bạn muốn có được cái nhìn tổng thể nhanh nhất thì bảng dưới đây có lẽ sẽ giúp ích cho bạn.

Đặc điểm

Elementor

Divi

Miễn phí

Dễ sử dụng

5/5

4.8/5

Giao diện trực quan

5/5

4.9/5

Tùy chỉnh chuyên sâu

5/5

5/5

Số lượng modules

53

46

Số lượng Template

300+

1300+

Trình tạo chủ đề

Chỉnh sửa nội tuyến

Hiệu suất

#2

#1

Đặc trưng riêng

Nhúng bằng Shortcode

A/B Testing

Để lại shortcode khi hủy kích hoạt

Không

Giá khởi điểm 

$49

$89

Giá trị nhận so với giá

4.9/5

5/5

Lấy ngay

Bây giờ hãy cùng mình đi sâu hơn về cuộc đua này.

A. Giống nhau giữa Elementor vs Divi

Trước tiên mình nghĩ chúng ta sẽ đề cập một chút về những điểm chung của Elementor vs Divi trước đi chỉ ra những sự khác biệt và sự vượt trội của từng cái.

Giao diện kéo thả trực quan

Cả 2 plugin này đều cung cấp cho người dùng một giao diện thiết kế vô cùng dễ dàng sử dụng. 

Họ cho phép bạn thực hiện các thiết kế ngay trên giao diện Front-end nghĩa là bạn sẽ thấy được những gì tương tự như người dùng thấy khi truy cập.

Để tạo các nội dung mong muốn bạn chỉ việc kéo thả các widget vào khu vực mong muốn và thực hiện các tùy chỉnh trên một bảng kiểm soát.

giao-dien-keo-tha-elementor
  • Save

Với Divi việc thêm phần tử cần phải nhấp vào nút dấu cộng sau đó chọn modules.

giao-dien-thiet-ke-divi
  • Save

Mặc dù điều này có phần không tiện và linh hoạt bằng Elementor, tuy nhiên mình nghĩ với một người dùng thông thường (không phải chuyên gia) thì nó cũng không gây quá nhiều ảnh hưởng về trải nghiệm.

Tùy chỉnh chuyên sâu

Elementor vs Divi cùng đem đến một hệ thống tùy chỉnh vô cùng chuyên sâu cho các phần tử thiết kế. Chẳng hạn như màu sắc, font chữ, icon, kích thước, hiệu ứng, màu nền điều chỉnh khoảng cách, vị trí, đường viền,...

tuy-chinh-thiet-ke-elementor
  • Save

Divi sẽ như thế này:

tuy-chinh-thiet-ke-divi
  • Save

Cả 2 cũng rất nổi tiếng với các hiệu ứng hoạt hình chuyển động một cách hết sức mượt mà và bắt mắt. Và hầu như bất kỳ thứ gì của một Website chuyên nghiệp cần có thì bạn đều có thể thực hiện được.

Trường hợp bạn muốn tùy biến thêm bằng mã CSS thì họ cũng cho phép bạn đặt tên class và id cho từng phần tử sau đó thêm mã vào những vùng được chỉ định.

Thân thiện với thiết bị di động

Về cơ bản Elementor và Divi đều tích hợp công nghệ tự động điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với mọi màn hình như máy tính, máy tính bảng và điện thoại di động với nhiều kích cỡ.

Ở trên Elementor nó sẽ như thế này:

kich-thuoc-di-dong-elementor
  • Save

Và trên Divi...

kich-thuoc-di-dong-divi
  • Save

Bên cạnh đó bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh các kích thước này theo ý muốn để tăng trải nghiệm người dùng nếu sự tự động không làm hài lòng bạn.

Chẳng hạn như với một đoạn văn bản tiêu đề bạn có thể tùy chỉnh trên máy tính 40px, máy tính bảng 35 và điện thoại di động 27px. 

Bạn cùng có thể điều chỉnh nhiều thứ khác như kích cỡ độ rộng, vị trí hoặc ẩn hiện các phần tử không mong muốn trên thiết bị. Ví dụ bạn có thể cho phép một hình ảnh có trên máy tính nhưng khi xem trên di động nó sẽ bị ẩn.

Riêng Divi nó còn chuyên sâu đến mức bạn có thể kiểm soát văn bản khác nhau của một phần tử trên các thiết bị.

Ví dụ như nút, bạn có thể quy định trên máy tính nó là mua hàng ngay và trên di động chỉ còn là mua ngay.

Quản lý lịch sử và hoàn tác thiết kế

Bất kỳ ai trong quá trình thiết kế cũng có sai lầm nhất định và đôi khi cần phải quay lại sửa chữa.

May mắn là, Elementor vs Divi hỗ trợ một hệ thống lịch sử thiết kế và hoàn tác có thể coi như tốt nhất trong ngành.

Bạn có thể dễ dàng lui lại thiết kế đã thực hiện trước đó một khoảng cách rất xa (thậm chí vài ngày-tháng) trước chỉ với một cú nhấp chuột.

lich-su-thiet-ke-elementor
  • Save

Divi cũng tương tự...

lich-su-thiet-ke-divi
  • Save

Bên cạnh đó Divi thông minh hơn khi tích hợp các nút undoredo ngay trên bảng tùy chỉnh của phần tử để bạn khôi phục nhanh chóng. Nhưng khi muốn lục lại lịch sử họ cũng cho bạn một hành trình khá dài.

Lưu các mẫu và tái sử dụng

Cả Elementor và Divi đều cho phép bạn bạn lưu lại các thiết kế của mình nhằm mục đích tái sử dụng khi cần thiết.

Ví dụ: Những thứ thường xuyên lặp lại như bảng giá, chứng thực khách hàng hoặc một mẫu nào đó thể hiện phong cách thiết kế của bạn.

Nhìn chung tính năng này rất hữu ích để giúp bạn tiết kiệm thời gian thiết kế.

luu-lai-thiet-ke-elementor
  • Save

Lưu mẫu trên Divi sẽ như thế này:

luu-lai-thiet-ke-divi
  • Save

Trình tạo chủ đề

Tích hợp trình tạo chủ đề trong Page Builder đang trở thành một cuộc chạy đua của nhiều nhà phát triển. 

Đơn giản vì nó cung cấp tất cả nhu cầu cần thiết của người dùng trong một sản phẩm, họ vừa có thể làm theme vừa có thể tạo trang. Bạn có thể thấy giao diện quản lý tạo chủ đề mới nhất của Elementor:

theme-builder-elementor
  • Save

Trong khi đó Divi khá đơn giản.

divi-theme-builder
  • Save

Trên thực tế Elementor rất mạnh ở khoản Theme Builder vì họ đã đi từ rất lâu và cách kiểm soát của họ cũng tốt hơn. Divi theme Builder chỉ mới ra mắt ở khoảng tháng 10/2019 và họ cũng chưa thực sự nghiêm túc cho tính năng này.

Nó hơi khó sử dụng so với Elementor và các mẫu cũng không thực sự phong phú.

Vì vậy khi bạn quan tâm đến trình tạo chủ đề WordPress thì đừng đặt quá nhiều hy vọng ở Divi, thay vào đó bạn nên chọn Elementor Pro.

Thư viện các mẫu dựng sẵn

Cả Elementor và Divi đều cung cấp một số lượng mẫu đáng kinh ngạc với 300+ mẫu cho Elementor.

elementor-template
  • Save

Và Divi với hơn 1300 mẫu bố cục.

layout-pack-divi-theme
  • Save

Con số này cao hơn rất nhiều so với trung bình của các Page Builder.

Vì vậy nếu bạn là người mới thiết kế bạn sẽ có hàng tá lựa chọn theo ý thích sau đó lấy về chỉnh sửa cho phù hợp. Hoặc khi bạn có kinh nghiệm những mẫu này sẽ giúp bạn tiết kiệm không ít thời gian thiết kế.

Thao tác với chuột phải

Khá hiếm hoi với tính năng này nhưng Elementor và Divi là 2 trình tạo trang cho phép bạn thực hiện một số thao tác với chuột phải để dùng nhanh các tính năng cần thiết.

Điều này rất hữu ích để tăng tốc quá trình thiết kế của bạn.

  • Save

Elementor

thao-tac-chuot-phai-divi
  • Save

Divi

Được rồi đó là những điểm chung bạn cần biết giữa Elementor vs Divi. Bây giờ hãy cùng mình khám phá một số điểm khác nhau giữa 2 plugin này.

Cái Elementor có, Divi không...

Elementor có số lượng Modules lớn hơn Divi

Khi bạn sử dụng Page Builder, số lượng mô-đun có thể là thước đo đầu tiên quan tâm. Số này càng cao có nghĩa là nhiều tính năng và tùy chọn thiết kế hơn.

Elementor cung cấp đến hơn 53+phần tử thiết kế bao gồm các yếu tố cơ bản, yếu tố chuyên nghiệp, yếu tố chủ đề và Woocommerce. Trong khi đó Divi chỉ đi kèm với 46 tiện ích.

Vì vậy xét về tổng thể, Elementor cung cấp nhiều không gian hơn trong việc triển khai ý tưởng thiết kế.

Elementor có yếu tố toàn cầu

Elementor cung cấp tính năng cho phép bạn điều chỉnh các yếu tố toàn cầu như màu sắc thương hiệu, font chữ, kích thước,..

Điều này sẽ giúp các modules thiết kế trở nên đồng bộ với nhau và tiết kiệm thời gian thiết kế của bạn.

yeu-to-toan-cau-elementor-pro
  • Save
  • Save

Trong khi đó Divi chỉ cho phép điều chỉnh yếu tố toàn cầu trên từng modules thay vì toàn trang như Elementor.

Kiểm soát các thiết kế với Layer

Thông thường trên một trang bạn sẽ phải đối diện với hàng chục và thậm chí hàng trăm phần tử như các section, cột, widget. Đôi khi quá nhiều rất khó để bạn kiểm soát hoặc tìm đến vị trí mong muốn.

Elementor rất hay với tính năng Navigator - mình thích gọi layer hơn, nhờ nó các nội dung thiết kế sẽ được tổ chức theo cấu trúc phân cấp section -> column -> widget.

Vì vậy bạn có thể dễ dàng nhảy đến vị trí mình muốn sử dụng hoặc thậm chí ẩn nó tạm thời để dành nhiều khoảng trống cho thiết kế.

layer-elementor
  • Save

Elementor cho phép nhúng các phần tử đã được thiết kế

Elementor là một Page Builder duy nhất mình từng biết đến cho phép lưu các thiết kế và gắn nó với một shortcode. Vì vậy bạn có thể dùng mã ngắn này dán các thiết kế đó ở bất kỳ nơi nào bạn muốn.

nhung-thiet-ke-bang-shortcode-elementor
  • Save

Nếu kết hợp với một theme có tính năng Hook như Astra, OceanWP, GeneratePress thì bạn có thể tùy biến dường như mọi thứ.

Trình tạo pop-up

Không những tích hợp với một trình tạo chủ đề mạnh mẽ, Elementor đi kèm với trình tạo pop-up không thua gì các plugin Opt-in form chuyên dụng (ngoại trừ không có tính năng báo cáo).

Nó có thể giúp bạn tạo ra các loại hiển thị như cửa sổ bật lên, slide in,...

Bạn có thể tận dụng để tạo ra các quảng cáo, bài viết liên quan hoặc thường thấy nhất là các biểu mẫu thu thập Email người dùng. 

trinh-tao-pop-up
  • Save

Elementor tích hợp với khá nhiều dịch vụ Email Marketing như Mailchimp, GetResponse, Activecampaign, Drip, Convertkit.

Elementor có số lượng plugin bên thứ 3 lớn hơn

Chính vì sự phổ biến của 2 gã khổng lồ Divi & Elementor, có rất nhiều bên thứ 3 lợi dụng nó để tạo ra một số plugin addon để bổ sung thêm nhiều tính năng hơn.

Mặc dù cả 2 được rất nhiều nhà phát triển quan tâm nhưng có lẽ Elementor đã vượt qua Divi về mảng này.

Do được cung cấp ở bản miễn phí nên nó được cài đặt trên hàng triệu Website, vì vậy sẽ có nhiều thị phần hơn cho những plugin bổ sung tính năng. Thậm chí một số addon còn không thua kém gì Divi ngoại trừ việc nó không có trình tạo chủ đề.

Ví dụ như Ultimate Addon For Elementor, JetElement,...

Các addon của Divi thường chỉ được cung cấp với những nhu cầu cao như tạo khóa học trực tuyến hoặc Website thành viên là chính.


Cái Divi có, Elementor thì không...

Được rồi, đây là màn đáp trả của Divi cho Elementor.

Divi vừa là một Theme vừa là Plugin

divi-theme-and-builder
  • Save

Divi được biết đến như một sản phẩm WordPress tất cả trong một, nó có thể là theme để bạn cài và sử dụng mọi tính năng của Page Builder.

Thay vào đó Elementor ít nhất cần có một theme đệm để trình tạo chủ đề của nó hoạt động. (Thông thường là Hello Elementor, Astra, GeneratePress, Kadence WP).

Ngoài ra với Divi họ còn tách các tính năng kéo thả ra thành một plugin để giữ các thiết kế nếu bạn muốn chuyển sang theme WordPress khác.

(Đó là lý do có 2 khái niệm Divi Theme & Divi Builder)

Tuy nhiên khi bạn sử dụng Divi mình khuyên bạn nên sử dụng các sản phẩm trong hệ sinh thái của ElegantThemes để có được sự đồng bộ nhất về cách hoạt động.

Divi có một thư viện thiết kế sẵn lớn nhất ngành WordPress

so-luong-template-divi
  • Save

Phần lớn người dùng WordPress đều không phải nhà thiết kế chuyên nghiệp hoặc một mọt sách Page Builder như mình, vì vậy những thiết kế có sẵn thực sự là một món quà vô cùng lớn cho bạn.

Không như nhiều Page Builder chỉ có số lượng vài trăm mẫu.

Divi cung cấp các gói thiết kế, mỗi gói là một bộ thiết kế nhiều trang cho một lĩnh vực nhất định. Vì vậy người dùng chỉ cần chọn gói phù hợp sau đó nhập về để có một Website đồng bộ nhất.

Họ có đến 181 gói thiết kế và chứa đến 1341 layout (trang), đây là một con số khủng khiếp mà bạn có cộng cả 4 trình tạo trang phổ biến là Elementor, Beaver Builder, Thrive ArchitectBrizy cũng không sánh bằng.

Cung cấp 2 giao diện thiết kế

giao-dien-back-end-divi
  • Save

Divi hỗ trợ đến 2 giao diện thiết kế cho người dùng, một cái gọi là giao diện front-end để hiển thị những nội dung trực quan cho bạn.

Tuy nhiên họ còn vẫn giữ được thiết kế back-end giao diện này được tổ chức dưới dạng block nội dung.

Mặc dù về lịch sử thì giao diện này có phần lỗi thời. Tuy nhiên nó rất hữu ích cho những bạn nào có kinh nghiệm về thiết kế dùng trong việc quản lý và sắp xếp các phần tử của trang thiết kế.

Tính năng cao cấp A/B Testing

divi-ab-testing
  • Save

A/B Testing là một tính năng vô cùng cao cấp được các nhà tiếp thị chuyên nghiệp sử dụng để cải thiện trang Web. Trên thực tế trong giới hạn WordPress có rất rất ít sản phẩm cho phép bạn làm điều này.

Tuy nhiên Divi lại tích hợp nó ngay trong giao diện thiết kế, chỉ cần vài cú click bạn có thể tạo ra một bản sao và dùng tính năng split Test để đo lường độ hiệu quả giữa 2 yếu tố thiết kế.

Ví dụ: Kiểm tra giữa nút màu xanh và màu đỏ thì cái nào sẽ nhận được nhiều lượt nhấp từ người dùng.

Những bạn nào làm Website và thường xuyên sử dụng landing page thì tính năng này có thể nói vô cùng quý giá.

Divi cung cấp một hệ sinh thái toàn diện và đồng nhất

Khi quyết định sử dụng Divi, điều này có nghĩa bạn không chỉ nhận được một Page Builder hoặc một Theme WordPress có hàng tá tính năng cao cấp. Mọi thứ có thể sẽ vượt qua mong đợi của bạn.

Cụ thể bạn sẽ nhận được quyền truy cập vào mọi sản phẩm của ElegantThemes với hàng chục Theme WordPress bản quyền và quan trọng nhất phải nói đến 2 plugin đình đám.

Bloom: Công cụ xây dựng danh sách Email hiệu quả với nhiều tùy chỉnh nâng cao và hàng trăm mẫu dựng sẵn. Nó cũng tích hợp với rất nhiều dịch vụ email Marketing trên thị trường. Xem Review Bloom plugin tại đây.

Monarch: Một plugin cao cấp cho phép tạo nút chia sẻ đẹp mắt và kiểm soát nâng cao. Nó cũng mạnh mẽ với tính năng thống kê dữ liệu và báo cáo chi tiết.

Elementor vs Divi cái nào nhanh hơn?

Khi nói đến trình tạo trang điều bạn không thể bỏ qua là hiệu suất và tốc độ tải nó đem lại.

Trên thực tế điều này rất khó nói vì nó còn phục thuộc khá nhiều vào máy chủ, số lượng plugin bạn cài và kích thước trang.

Tuy nhiên mình đã kiểm tra bằng cách tạo 2 website trên cùng một máy chủ và chỉ kích hoạt 1 theme cùng plugin.

Với Website A mình có GeneratePress làm đệm và Elementor Free + Pro.

Website B mình cũng dùng GeneratePress để đảm bảo tính công bằng và Divi Builder.

Mình đã cùng tạo một trang với các nội dung cơ bản: một heading, một văn bản ngắn, một nút và một bảng giá và lời chứng thực như bạn thường gặp ở các trang đích. 

Kết quả được đo bằng GTmetrix cho thấy trang được dựng bằng Elementor xử lý ít yêu cầu http hơn nhưng có kích thước lớn và thời gian load chậm hơn một chút.

speed-divi
  • Save

Thay vào đó Divi có xử lý nhiều yêu cầu nhưng kích thước trang nhỏ hơn và tải nhanh hơn một chút.

speed-elementor
  • Save

Nhìn chung chúng chỉ chênh lệch nhiều ở requests, tuy nhiên bạn nên nhớ mình chưa dùng plugin cache, nếu biết tận dụng bộ nhớ đệm thì có thể elementor sẽ giảm được khá nhiều yêu cầu hoặc Divi giảm đáng kể kích thước trang.

Tuy nhiên sự thật là Divi chiếm ưu thế trong cuộc đua về tốc độ.

Mức giá của Elementor và Divi

Elementor cho phép bạn bắt đầu với phiên bản miễn phí và giới hạn khá nhiều tính năng cao cấp. Vì vậy để công bằng chúng ta hãy nói về bản Pro.

Elementor Pro có mức giá khởi điểm $49/năm cho một trang web đơn và nó lý tưởng nếu bạn có một website duy nhất.

Ngoài ra họ cũng mở rộng số site với các phiên bản cao hơn với plus ( 3 site), expert (1000 site).

gia-elementor
  • Save

Tuy nhiên điều đáng tiếc là họ không có chính sách lifetime, vì vậy gói sản phẩm của bạn chỉ được hỗ trợ và cập nhật tự động trong 1 năm. Hết thời gian đó bạn cần gia hạn nếu muốn tiếp tục nhận hỗ trợ và cập nhật từ dashboard WordPress.

Bên cạnh đó Divi có mức giá khởi điểm $89/năm với quyền truy cập mọi sản phẩm và cài đặt không giới hạn Website, vì vậy nó sẽ rất rẻ nếu như bạn cài đặt trên nhiều site.

Ngoài ra Divi còn có một kế hoạch lifetime, với $249 bạn sẽ nhận được quyền truy cập vào tất cả sản phẩm trọn đời cũng như chính sách hỗ trợ và cập nhật tự động.

divi-pricing
  • Save

Vì vậy nếu xét về lâu dài, Divi có giá trị tốt hơn bất kỳ sản phẩm WordPress nào trên thị trường. Đó là lý do tại sao rất nhiều dịch vụ thiết kế Web hoặc những Freelancer thường lựa chọn Divi trong chính sách của họ.

Quyết định của bạn: Nên sử dụng Elementor hay Divi?

Cũng như nhiều người dùng WordPress khác, mình tin chắc đưa ra quyết định lựa chọn giữa Elementor vs Divi không hề đơn giản. Tuy nhiên nếu bạn tin mình, mình sẽ cho bạn một lời khuyên từ kinh nghiệm của mình trong nhiều năm qua.

Để có được lựa chọn tốt nhất, đầu tiên hãy nhìn vào nhu cầu và túi tiền của bạn.

Nếu bạn mới bắt đầu một Website và chưa có nhiều kinh phí, mình nghĩ Elementor sẽ phù hợp cho bạn vì nó có bản miễn phí để phục vụ nhu cầu cơ bản. 

Khi bạn có nhu cầu phát triển cao hơn thì đôi khi sẽ làm bạn có một chút đắn đo.

Việc dùng Elementor Free trước đó sẽ hoạt động một cách liền mạch nếu bạn quyết định nâng cấp lên Elementor Pro. Nơi bạn sẽ nhận được tính năng trình tạo chủ đề, Pop-up và hàng trăm mẫu cao cấp.

Tuy nhiên như đã nói ở bài viết trước, Elementor không phát sinh Shortcode nếu bạn hủy kích hoạt. Vì vậy bạn hoàn toàn có quyền chuyển sang một Page Builder khác.

Tất nhiên mình muốn nói đến Divi.

Nó cung cấp nhiều giá trị hơn so với mức giá và tiết kiệm rất nhiều nếu bạn muốn sử dụng trên nhiều nhiều site khác nhau. Tính năng A/B Testingbộ công cụ Marketing có hệ thống báo cáo dữ liệu mạnh mẽ là thứ thú vị cho các nhà tiếp thị chuyên nghiệp.

Ngoài ra nếu như bạn có dự định làm Freelancer hoặc dịch vụ thiết kế Web thì Divi có phần chiếm ưu thế hơn. Tuy nhiên gói Expert của Elementor Pro không kém hơn chút nào, đặc biệt Elementor được rất nhiều người biết đến.

Lời kết

Elementor vs Divi là 2 trình tạo trang WordPress tốt nhất ở thời điểm hiện tại, vì vậy mình tin rằng khi tích hợp nó vào Website nó sẽ hỗ trợ rất nhiều công việc kiếm tiền với Website của bạn.

Nhìn chung 2 gã khổng lồ này này đều cung cấp hầu hết các tính năng hàng đầu để thúc đẩy một doanh nghiệp tăng trưởng và khả năng dễ dàng sử dụng cho mọi đối tượng.

Elementor có phần nổi bật và phổ biến hơn phiên bản miễn phí, nó cũng rất gọn nhẹ và linh hoạt.

Trong khi đó Divi cung cấp tất cả trong & một thư viện với cả ngàn mẫu thiết kế dựng sẵn. Dù bạn chưa từng học thiết kế thì một chuyên gia đôi khi cũng thua bạn vì nó.

Về mức giá như bạn thấy, Divi có phần đắt hơn nhưng xét trên tổng thể những gì bạn nhận được thì nó rẻ hơn so với Elementor Pro. 

Cá nhân mình thì vẫn dành một chút thiên vị cho Elementor vì nó là một trong những page Builder đầu tiên khởi đầu cho hành trình trở thành Blogger WordPress chuyên nghiệp của mình. 

Dĩ nhiên Divi cũng rất đáng nể vì nó đem lại tất cả những tính năng bạn thường gặp ở Page Builder.

Công bằng mà nói nếu cho mình đánh giá trên thang điểm 10 thì Divi sẽ đạt 9 điểm về tính năng, 10 điểm về giá cả. Ngược lại, Elementor 10 điểm về tính năng, 9 điểm về giá cả.

Còn bạn thì sao? Giữa Elementor vs Divi bạn chọn cái nào cho hành trình phát triển Website của mình? Cho mình biết trong phần comment bên dưới, mình sẽ phản hồi sớm nhất cho bạn.

  • Save

Đôi chút về Nam Nguyen

Mình là một cựu quân nhân Hải Quân đã xuất ngũ, Blog này là một trong những doanh nghiệp trực tuyến của mình. Nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm thiết thực nhất về WordPress có thể áp dụng để xây dựng và phát triển Online Business của bạn một cách bền vững. Bạn có thể kết nối với mình trên Facebook, Twitter, Linkedin.

Leave a Comment

Share via
Copy link