Hosting là gì? 5 Lưu ý cần biết trước khi quyết định mua hosting

Photo of author
Written By Nam Nguyen

Mình là một du mục kỹ thuật số toàn thời gian, mình từng là một mọt sách WordPress và đây là nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm WordPress hiệu quả nhất để bạn phát triển Online Business của mình một cách bền vững.

Khi bắt đầu thực hiện một kế hoạch trực tuyến với blog hay website của bạn. Ngoài việc lựa chọn một tên miền tốt để xây dựng thương hiệu, điều còn lại là bạn phải lựa chọn cho mình một web hosting tốt nhất để đảm bảo mọi hoạt động luôn ổn định.

Mặc dù có hàng ngàn nhà cung cấp trên thế giới với các loại web hosting khác nhau cùng hàng chục thông số và tính năng kèm theo.

Tuy nhiên với những người mới bắt đầu bạn sẽ đứng trước một đống kiến thức mới. Điều này rất khó để đưa ra quyết định lựa chọn hosting cho mình.

Bạn không cần quá lo lắng!

Nếu bạn đang có một cái nhìn lạ lẫm về những thuật ngữ và những gì mình vừa nói.

Không sao!

Mình sẽ cùng bạn tìm hiểu những điều này một cách dễ dàng nhất có thể. Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu một chút về khái niệm hosting.

1.Hosting là gì?

Hosting (hay Web Hosting) là một công nghệ cho phép lưu trữ dữ liệu về website của bạn. Bao gồm các file, tập tin, cơ sở dữ liệu, các phần mềm, và những thứ liên quan đến trang web của bạn.

Dữ liệu được lưu trữ ở một máy chủ vật lý tại một trung tâm bao gồm nhiều máy chủ khác nhau.  Điều này sẽ đảm trang web của bạn luôn hoạt động 24/7.

(Bạn có thể hình dung đơn giản nó như một phòng máy tính luôn hoạt động không ngừng nghỉ)

Khi người truy cập khai thác thông tin qua tên miền hay nói cách khác là địa chỉ website của bạn. Máy tính của họ sẽ được kết nối với Hosting của bạn và thông tin họ cần tìm sẽ  được gửi qua các trình duyệt.

Nói cách đơn giản và không quá kỹ thuật, hosting là cách để bạn có thể hiện diện trực tuyến và được mọi người biết tới qua việc truy cập.

5 lưu ý cần biết trước khi quyết định mua hosting

Mặc dù bạn có thể dễ dàng được tư vấn về những lợi ích tốt từ nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên những gì họ nói cho bạn không đồng nghĩa với việc nó sẽ tốt nhất và tiết kiệm chi phí.

Đơn giản là vì họ luôn muốn mang lại doanh thu cao cho công ty của mình.

Đó là lý do tại sao mình muốn cung cấp cho bạn một số giải pháp tốt nhất từ kinh nghiệm của mình.

Dưới đây là một số yếu tố quan trọng bạn cần xem xét khi quyết định lựa chọn một gói hosting cho các kế hoạch của mình.

Dung lượng đĩa (Disk Space)

Đây là dung lượng tối đa bạn được phép lưu trữ dữ liệu về trang web của bạn. Những người mới bắt đầu thường không nhận ra tầm quan trọng của yếu tố này.

Thứ nhất là họ chưa đủ kinh nghiệm, thứ 2 là họ chưa có kế hoạch phát triển sau này.

Khi nội dung trang web của bạn phát triển, bạn có nhiều dữ liệu hơn về tập tin, hình ảnh, video,…những dữ liệu này sẽ chiếm dung lượng lưu trữ của bạn.

Nếu bạn bắt đầu website của mình với một gói hosting có dung lượng lữu trữ thấp sẽ rất dễ xảy ra tình trạng đầy dung lượng.

Lúc này bạn sẽ một đống rắc rối về giải quyết nội dung, không thể tải lên dữ liệu, hiệu suất giảm nghiêm trọng.

Kế hoạch phát triển website của bạn cũng vì vậy mà bị cản trở rất nhiều. Vì vậy chọn một hosting có dung lượng thích hợp sẽ đảm bảo cho công việc Online của bạn một cách ổn định,

Hiện nay hầu hết các nhà cung cấp hosting đều ưu đãi cho người dùng với mức dung lượng khá lớn thậm chí là không giới hạn. Đặc biệt là các nhà cung cấp quốc tế như bluehost, hawkhost, stablehost…

Các sản phẩm của họ bắt đầu ở mức 10GB dung lượng, có vẻ bạn thấy đây là một con số nhỏ so với các thiết bị lưu trữ trên máy tính hay điện thoại di động. Nhưng đối với lĩnh vực lưu trữ web đây là một con số không hề nhỏ.

Bạn có thể thấy trên Blog của mình tới thời điểm này chưa đạt tới 1GB dữ liệu, bao gồm các Plugins, Themes và dữ liệu tải lên.

Vì vậy bạn có thể chọn một gói hosting với dung lượng tầm 5GB trở lên thì đã ổn cho site của bạn.

Băng thông (Bandwidth)

Hiểu một cách đơn giản, đây là một thuật ngữ nói về lượng trao đổi dữ liệu giữa người dùng và máy chủ trong một khoảng thời gian nhất định.

Chẳng hạn trang web của bạn có dung lượng 500kb, khi một độc giả truy cập vào trang đó. Họ sẽ mất 500kb để tải trang đó về trình duyệt.

Như vậy nếu có 10.000 người truy cập/tháng vào trang đó, bạn sẽ mất 5GB băng thông.

Nếu gói hosting của bạn chỉ cho phép tối đa 5GB băng thông và đã sử dụng hết thì tất cả những lượt truy cập còn lại sẽ không thể vào trang web của bạn cho đến hết tháng.

Thông thường các nhà cung cấp dịch vụ hosting đều rất phóng khoáng về việc cung cấp băng thông ở dạng unlimited (không giới hạn).

Tuy nhiên bạn cần xem xét kỹ thông số này trước khi mua hosting để tránh trường hợp một số nhà cung cấp để nó ở mức quá thấp.

Hỗ trợ (Support)

Nếu bạn là một chuyên gia về kỹ thuật liên quan tới hosting, có lẽ bạn sẽ không quá chú trọng điều này. Nhưng hầu hết những người bắt đầu với wordpress không phải là một trong số họ.

Có không ít rắc rối từ nhỏ tới lớn mà bạn sẽ đối mặt trong quá trình sử dụng gói hosting của mình.

Chẳng hạn như bạn gặp lỗi trắng trang khi truy cập, không thể đăng nhập vào Cpanel hoặc bạn cần nâng cấp lên một gói hosting cao cấp hơn khi website của bạn có nhiều lượng truy cập…

Có lẽ bạn sẽ bối rối và hy vọng tìm được cách giải quyết trên internet hoặc thuê một người nào đó.

Tuy nhiên! Đây không phải là cách.

Bạn không rảnh thời gian để đi đâu đó trên các diễn đàn để lại câu hỏi và hy vọng ai đó sẽ trả lời.

Bạn cũng không quá nhiều tiền để thuê một người rành về kỹ thuật để giải quyết mỗi khi có vấn đề xảy ra. Chưa nói tới việc bạn có thể bị họ lấy mất thông tin quan trọng khi thực hiện.

Để tránh những vấn đề như vậy cũng không quá khó!

Những gì bạn cần làm là xem xét về chế độ hỗ trợ đối với khách hàng từ nhà cung cấp hosting.

Hầu hết những nhà cung cấp hiện nay đều đảm bảo tốt điều này với sự hỗ trợ 24/24 của các chuyên gia qua các hình thức phổ biến như ticket, live chat, gọi điện.

Một số nhà cung cấp làm tốt vấn đề hỗ trợ như Hawkhost, stablehost, bluehost với thời gian phản hồi nhanh chóng và nhiệt tình cho khách hàng.

Đặc biệt mình thích nhất là Dreamhost, họ cung cấp các chế độ hỗ trợ cực kỳ tốt với đa dạng hình thức kết nối và sẵn sàng giúp bạn nâng cấp lên các gói hosting cao cấp hơn từ họ.

Bảng điều khiển (Control Panel)

Để kiểm soát tốt thông tin, dữ liệu và các chức năng trên hosting của bạn. Bạn cần có một nơi để dễ dàng quản lý chúng.

Bảng điều khiển là cách bạn làm điều đó.

Đa số các loại hosting hiện nay đều được các nhà cung cấp tích hợp bảng điều khiển phù hợp với nó. Đối với Shared Hosting bạn sẽ dễ dàng gặp với Cpanel, đối với VPS bạn sẽ thấy sự phổ biến của Plesk.

Điều này làm cho mọi người kể cả những người không rành về kỹ thuật có thể tiếp xúc và sử dụng một cách dễ dàng.

Một vấn đề lưu ý quan trọng  bạn cần chú ý là một số nhà cung cấp yêu cầu bỏ thêm chi phí mới có thể sở hữu được bảng điều khiển. Điều này không thật sự cần thiết, vì hầu hết những nhà cung cấp lớn và uy tín đều tích hợp một cách miễn phí.

Chế độ hoàn tiền (refund)

che-do-hoan-tien-khi-mua-hossting

 

Một trong những điều mà mọi người không muốn xảy ra với các kế hoạch website của mình là không may lựa chọn một gói hosting có chất lượng thấp. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất trang web của bạn.

Tuy nhiên những người mới bắt đầu không ai có thể nhận ra vấn đề này. Bạn cần phải sử dụng một thời gian để trải nghiệm những gì chúng có thể mang lại và đưa ra quyết định lựa chọn.

Đó là lý do tại sao mình đề cập chế độ hoàn tiền để tránh trường hợp bạn bắt đầu với một gói hosting không đủ chất lượng.

Việc này sẽ giúp bạn có lựa chọn tốt nhất cho hosting của mình, đồng thời cũng tránh rủi ro mất tiền với một dịch vụ hosting chất lượng thấp.

Để biết một nhà cung cấp có cho phép chế hoàn tiền hay không bạn chỉ cần gõ tên nhà cung cấp hosting+refund (với nhà cung cấp quốc tế) hoặc hosting+hoàn tiền (với nhà cung cấp ở Việt Nam).

Ví dụ: Hawkhost refun khi bạn muốn xem chế độ hoàn tiền từ Hawkhost.

Azdigi hoàn tiền khi bạn muốn xem chế độ hoàn tiền từ nhà cung cấp Azdigi của Thạch Phạm.

Nếu không có chế độ hoàn tiền thì chúng sẽ không được đề cập đến và tốt nhất là nên tránh xa những dịch vụ không có chế độ hoàn tiền.

Một số công ty lưu trữ quốc tế phổ biến cho các website ở Việt Nam như Hawkhost, StableHost, DreamHost cho phép chế độ hoàn tiền trong vòng 30 ngày.

Điều này có nghĩa là bạn đuọc trải nghiệm trong vòng 1 tháng để đưa ra quyết định lựa chọn lâu dài.

Nếu bạn cảm thấy không hài lòng với những gì họ cung cấp, bạn có thể gửi một yêu cầu sau đó họ sẽ trả lại cho bạn theo chính sách đã thỏa thuận.

Lời kết:

Những gì ở trên mình đã cung cấp cho bạn là những khái niệm cơ bản về hosting mà bạn nên biết. Tuy nhiên những điều cơ bản đó cũng là những yếu tố khá quan trọng với những người mới nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí và tránh được những rủi ro không cần thiết về kỹ thuật.

Tóm lại bài viết này, điều đầu tiên bạn cần biết là trả lời được câu hỏi “hosting là gì?”. Tiếp theo là 5 yếu tố quan trọng khi quyết định mua một gói web hosting.

Chúng đơn giản chỉ là:

  • Dung lượng đĩa để cho phép bạn có thể lưu trữ nhiều dữ liệu và thông tin hơn.
  • Băng thông để đảm bảo bạn không mất lượng truy cập giữa chừng.
  • Hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật từ nhà cung cấp.
  • Bảng điều khiển để việc quản lý dễ dàng hơn.
  • Chế độ hoàn tiền nếu bạn không hài lòng với chất lượng từ nhà cung cấp.

Hy vọng bạn sẽ chọn được một hosting tốt nhất cho website của mình.

Nếu bạn đang sử dụng hosting nào hãy để lại trong phần comment bên dưới. Nó sẽ giúp những độc giả khác tìm được lựa chọn tốt nhất.

 

Đôi chút về Nam Nguyen

Mình là một cựu quân nhân Hải Quân đã xuất ngũ, Blog này là một trong những doanh nghiệp trực tuyến của mình. Nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm thiết thực nhất về WordPress có thể áp dụng để xây dựng và phát triển Online Business của bạn một cách bền vững. Bạn có thể kết nối với mình trên Facebook, Twitter, Linkedin.

Leave a Comment