Hướng dẫn Backup dữ liệu WordPress thủ công trên Hosting (3 cách)

Photo of author
Written By Nam Nguyen

Mình là một du mục kỹ thuật số toàn thời gian, mình từng là một mọt sách WordPress và đây là nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm WordPress hiệu quả nhất để bạn phát triển Online Business của mình một cách bền vững.

Backup dữ liệu WordPress là một công việc cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn Website của bạn.

Là một người kiếm tiền trên Internet bạn luôn muốn công việc luôn hoạt động ổn định, đúng không?

Trong không gian của Internet và Web có rất nhiều giải pháp backup dữ liệu WordPress khác nhau cho bạn lựa chọn.

Nếu không có nhiều kiến thức kỹ thuật là lười học tập bạn có thể sử dụng phương pháp backup tự động với các Plugin Backup.

Hoặc nếu bạn đang muốn tích lũy thêm kiến thức về quản trị Web cho bản thân thì có thể sử dụng những phương pháp thủ công trên Host.

Trong một số trường hợp, cách này sẽ rất cần thiết cho bạn.

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn Backup dữ liệu WordPress bằng cách thủ công trên Hosting. Mặc dù vậy nó rất dễ dàng như cách bạn làm việc với các thao tác trên máy tính.

***Quan trọng: Mặc dù hầu hết các nhà cung cấp hosting hiên nay đều hỗ trợ Cpanel trong việc quản lý File cũng như Backup. Tuy nhiên mình khuyên bạn nên chọn Hawkhost, đây là nhà cung cấp đem lại tất cả tính năng tốt nhất cho WordPress.

Backup dữ liệu WordPress thủ công trên Host (3 cách phổ biến)

Trước tiên để làm được điều này bạn cần phải biết được cách sử dụng Cpanel trên Hosting. Kỹ năng này không khó để học.

Tiếp theo bạn cần Backup dữ liệu của Website, hay nói cách khác là những thư mục và tập tin chứa các đoạn code tạo nên website của bạn.

Có không ít cách để bạn làm điều này, tuy nhiên mình sẽ chỉ bạn 3 cách đơn giản nhất.

Cách 1: Backup bằng cách truy cập trình quản lý File của host

Cách này dễ nhất thường được các Newbie áp dụng bởi sự đơn giản và không mấy rườm rà.

Bạn chỉ cần vào trình quản lý File trên host (Cpanel -> File Manager).

truy-cap-file-manager
  • Save

Tiếp theo hãy mở thư mục chứa các file về Website.

Nếu bạn chỉ có một Website thì nó sẽ nằm ở thư mục gốc public_html.

publichtml
  • Save

Còn bạn có nhiều Website thì từ website thứ 2 trở lên sẽ tương ứng với tên domain.

thu-muc-duoi-dang--domain
  • Save

Sau khi mở thư mục bạn sẽ thấy tất cả các tệp về website.

Hãy chọn tất cả bằng cách bôi đen tất cả, hoặc nhấp vào nút Select all trên thanh tùy chọn.

backup-select-all
  • Save

Tiếp theo hãy nhấn vào tùy chọn Compress ở góc trên (hoặc nhấn chuột phải -> chọn Compress)

nen-file
  • Save

Một pop-up sẽ hiện ra cho bạn và chúng ta sẽ làm 2 thiết lập đơn giản:

Compression Type: Đuôi nén của tệp –  mình khuyên bạn nên chọn Zip Archive vì nó thông dụng. Nếu các đuôi khác đôi khi máy tính sẽ không xử lý được.

nhan-compress-file
  • Save

Tiếp heo hãy kéo xuống dưới cùng bạn sẽ thấy đường dẫn mặc định của File nén: /TenThuMucChuaFileNen/.well-known.zip

Bạn có thể thay thế .well-known thành một cái tên nào đó dễ nhớ nhưung hãy đảm bảo có đuôi .zip sau cùng.

Thiết lập xong rồi thì hãy nhấn nút Compress file(s) để nén lại.

Chờ vài giây để quá trình nén hoàn tất…

Một Pup-up như này hiện ra là bạn đã thành công (Nhấn Close để đóng).

nen-hoan-tat
  • Save

Bây giờ chỉ cần tìm tới tệp bạn vừa nén sau đó chọn và nhấn Download trên thanh tùy chọn (hoặc nhấn chuột phải -> Download) để tải về máy tính.

Lưu ý: Nếu đã tải về máy tính rồi thì nên xóa (chọn File rồi click Delete trên thanh tùy chọn) để tiết kiệm dung lượng cho host. Còn nếu host dư dả thì cứ để luôn cũng không sao.

Cách 2: Sử dụng tính năng Backup trong Softaculous

Softaculous là một trong những hệ thống hỗ cung cấp các ứng dụng và tính năng hữu ích nhất trên Host.

Cài đặt WordPress với 1 vài cú click chuột cũng xuất phát từ khu vực này.

Đây cũng chính là nơi thực hiện các thay đổi nhanh cho WordPress hoặc một số tính năng quan trọng – điển hình là Backup.

Để Backup dữ liệu WordPress của bạn qua Softaculos, trước tiên bạn hãy click vào biểu tượng WordPress trên Cpanel.

mo-softaculous
  • Save

Tiếp theo kéo xuống tìm tên Website cần backup (nhìn vào domain sẽ thấy).

chon-backup-trong-softaculous
  • Save

Sau đó click vào biểu tượng Backup (thư mục có dấu mũi tên màu xanh) bên phải để chuyên sang trang mới.

Tại trang này hãy kéo xuống tìm nút Backup Installation.

backup-install
  • Save

Chờ vài giây để quá trình hoàn tất…

Sau đó hãy click vào liên kết có chữ Backup hoặc trở về trang chủ bằng cách nhấp vào logo Softaculous.

ve-trang-chu-softaculous
  • Save

Mở mục Backups để xem các file vừa sao lưu.

mo-trang-backup
  • Save

Nhấn vào biểu tượng mũi tên màu xanh để tải về máy tính hoặc giữ nguyên.

tai-backup-ve-may
  • Save

***Tốt nhất bạn nên tải về máy tính, sau đó nhấn vào nút X để xóa nhằm tiết kiệm dung lượng cho host.

Cách 3: Sử dụng FTP

Mặc dù cách này không phổ biến nhưng mình cũng nhắc sơ qua để biết hoặc có thể sau này bạn sẽ dùng tới.

Đó chính là sử dụng FTP để tải tất cả các tệp về máy tính sau đó dùng tính năng nén để nén lại.

Cụ thể sau khi truy cập vào các tệp của Website qua FTP, bạn chỉ cần bôi đen tất cả các tệp sau đó Download về máy tính.

Sau đó thì chỉ việc thực hiện các thao tác nén thư mục để đóng gói và bảo quản thôi. Rất dễ dàng đúng không?

Nếu bạn chưa biết sử dụng FTP thì có thể xem hướng dẫn về nó tại đây.

Backup Database của Website

Ở 3 cách trên, điều bạn thực hành chỉ là Backup các tệp cốt lõi tạo nên hoạt động của Website, ví dụ như giao diện, tính năng,…

Tuy nhiên bạn cần phải Backup thêm một thứ quan trọng khác. Đó chính là cơ sở dữ liệu (Database), nơi chứa nội dung quan trọng của WordPress. Ví dụ như tài khoản đăng nhập, nội dung trang, bài viết, comment…

Về cơ bản dữ liệu cốt lõi và Database là 2 khái niệm không thể tách rời. Bạn có cái này mà không có cái còn lại thì xem như vô dụng.

Hơn nữa việc Backup Database cũng rất dễ dàng và nhanh chóng.

Trước tiên bạn hãy truy cập vào phpMyAdmin trên Cpanel của host, đây là nơi quản lý cơ sở dữ liệu của tất cả Website của bạn.

truy-cap-phpmyadmin-tren-cpanel
  • Save

Sau khi vào được giao diện của phpmyadmin bạn sẽ cần tìm đến tên database của Website cần backup.

chon-ten-database-can-backup
  • Save

Nếu bạn chỉ có một Website thì rất dễ nhận ra nhưng nếu từ 2 Website trở lên bạn cần xác định cho đúng.

Vậy làm sao để biết database nào của website nào cần backup?

Rất đơn giản. Bạn chỉ cần truy cập vào tệp wp-config.php để xác định.

Bạn có thể xem bài viết cách tìm tên database của một Website mà mình đã nói trước đây.

Khi đã xác định được database cần backup bạn chỉ cần click vào nó, sau đó nhấn xuất (Export) ở trên cùng.

Tiếp theo chọn định dạng xuất là SQL.

Cuối cùng nhấn thực hiện (Go) để xuất về máy tính.

tai-backup-database-ve-may-tinh
  • Save

Okay vậy là xong quá trình Backup dữ liệu WordPress thủ công. Chẳng có gì phức tạp cả, đúng không?

Lời kết

Bạn đã backup dữ liệu WordPress của mình thành công chưa?

Mình biết câu trả lời của bạn là “Có”!

Đây là công việc không quá phức tạp, tuy nhiên nó rất cần thiết phải thực hiện để đảm bảo sự an toàn cho Website của bạn.

Cho dù có lỡ tay nghịch hỏng 1 doạn code, sự cố kỹ thuật ngoài ý muốn hoặc ai đó hack thì bạn vẫn có thể dễ dàng khôi phục lại mọi thứ.

Bạn sẽ chẳng phải sống trong cảm giác mất ăn mất ngủ về vẫn đề dữ liệu.

Cho mình biết suy nghĩ của bạn trong Comment bên dưới. Nếu có thắc mắc hoặc bổ sung phương pháp Backup dữ liệu WordPress thủ công nào khác thì đừng ngần ngại để lại.

Mình sẽ phản hồi nhanh chóng cho bạn!

  • Save

Đôi chút về Nam Nguyen

Mình là một cựu quân nhân Hải Quân đã xuất ngũ, Blog này là một trong những doanh nghiệp trực tuyến của mình. Nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm thiết thực nhất về WordPress có thể áp dụng để xây dựng và phát triển Online Business của bạn một cách bền vững. Bạn có thể kết nối với mình trên Facebook, Twitter, Linkedin.

Leave a Comment

Share via
Copy link