6 bước tự làm Blog/Website bằng WordPress chuyên nghiệp và dễ dàng cho người mới

Photo of author
Written By Nam Nguyen

Mình là một du mục kỹ thuật số toàn thời gian, mình từng là một mọt sách WordPress và đây là nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm WordPress hiệu quả nhất để bạn phát triển Online Business của mình một cách bền vững.

Lưu ý: Nếu bạn đến đây từ một hướng dẫn làm các loại Website (bán hàng, mã giảm giá, tin tức, quảng cáo sản phẩm,...)  trên Blog của mình thì bài viết này được coi như công thức chung để bạn tạo mọi Website bằng WordPress. 

Còn nếu bạn tới đây lần đầu cũng đừng lo! Hãy tiếp tục vì nó là cách để bạn bắt đầu tự làm Website bằng WordPress.

Thời gian gần đây mình thấy rất nhiều bạn có nhu cầu làm website để phục vụ các mục đích trên Internet.

Ví dụ như dùng để giới thiệu sản phẩm, công ty, bán hàng hoặc một xu hướng phổ biến nhiều năm gần đây là kiếm tiền Online với nhiều hình thức khác nhau.

Thật ra điều này cũng không có gì lạ lẫm bởi kinh doanh trực tuyến đang rất phổ biến và đem lại hiệu quả lớn. Chẳng ai dại dột bỏ qua một thị trường tiềm năng như vậy để kiếm tiền cả.

Tất nhiên để làm điều này, yêu cầu cần thiết là bạn phải xây dựng một website cho riêng mình.

Nếu bạn đang tự hỏi: "Tôi có thể kinh doanh trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram mà không cần có Website" thì hãy đọc bài viết này để có câu trả lời thỏa đáng.

Tuy nhiên mình hiểu hầu hết ai cũng mang một suy nghĩ chung như vậy về việc làm Website:

“Làm Website là công việc vô cùng khó khăn và tốn kém khi cần phải có kỹ năng về lập trình, quản trị Web và nhiều kỹ năng IT khác.”

Không ít bạn vì có suy nghĩ như trên mà từ bỏ ý định làm Website & gắn bó với nền tảng xã hội như Facebook, Zalo với sự phụ thuộc & chi phí quảng cáo đắt đỏ.

Nhưng bạn không cần lo lắng & đó chỉ là quá khứ mà thôi! Suy nghĩ trên càng không bao giờ đúng nếu bạn đến với Blog này.

Ở thời điểm hiện tại, việc làm Website kinh doanh hay bán hàng Online đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ, đặc biệt là nền tảng WordPress bạn có thể tự tay làm một Website chuyên nghiệp mà không cần biết về lập trình.

Chẳng hạn như Blog này của mình, mọi thứ đều được làm hoàn toàn từ WordPress mình chỉ có việc học một chút kinh nghiệm quản trị & đã có thể viết nội dung cho Website.

Ngoài ra có không ít Website nổi tiếng trên thế giới đều dùng WordPress như TechCrunch, Sony Music, The Walt Disney Company, The New York Times,...

example-website-techcrund

Đây là Website nổi tiếng thế giới Techcrunch, nó hoàn toàn được làm từ WordPress.

Nếu hôm nay bạn đến đây và đang thắc mắc một số câu hỏi phổ biến như:

  • Tự làm Website như thế nào? 
  • Làm Website có khó không?
  • Làm Website bằng WordPress như thế nào?
  • Thiết kế Website chuyên nghiệp giá rẻ?
  • Các bước tự làm Website WordPress?
  • ...

Tất cả những câu hỏi trên mình sẽ cho bạn một đáp án hài lòng khi chính bản thân bạn sẽ tự trả lời chúng qua các bước thực hành. Và mình tin bạn sẽ nhận ra:

[ss_click_to_tweet tweet=”” content=”Tự làm Website và quản trị hóa ra không khó như thiên hạ đồn, chỉ cần có chút kiến thức cơ bản về máy tính thì ai cũng tự làm được” style=”5″ link=”1″ via=”1″]

Okay, trước khi mình nói chi tiết cho bạn về các bước đơn giản làm Website bằng WordPress thì hay nói qua một chút về điều cực kỳ quan trọng dưới đây...

Tại sao nên tự làm Website bằng WordPress?

Theo tư tưởng truyền thống một số bạn không rành về công nghệ sẽ có suy nghĩ rằng:

Hiện có rất nhiều dịch vụ thiết kế Web trên thị trường, mình có thể bỏ tiền ra thuê họ làm mọi thứ, sau đó chỉ việc bắt đầu công việc & kiếm tiền.

Mặc dù nghe thì có vẻ như một lựa chọn tốt không gì bằng.

Tuy nhiên khi dính vào các dịch vụ thiết kế web mình đảm bảo sẽ gặp không ít vấn đề, đặc biệt là bạn sẽ phụ thuộc vào họ.

Cụ thể khi có bất kỳ sự cố nào bạn cũng phải chủ động liên hệ và chờ được giải quyết. Nhưng mình đảm bảo phần lớn trong số đó sẽ phản hồi chậm cho đến cực chậm đến mức bạn phải "sốt ruột"

Và sau đó có thể là màn trình diễn quen thuộc của giới công nghệ với câu nói kinh điển đại loại như:

Lỗi này rất nghiêm trọng, rất khó để khắc phục bạn phải bỏ tiền ra cho các chuyên gia giải quyết.

Tất nhiên khi đó bạn sẽ bỏ tiền thuê họ vì cơ bản bạn có biết gì đâu, đúng chứ? Hơn nữa nếu để càng lâu bạn sẽ mất không ít khách hàng. Vì vậy bạn chẳng có cách nào khác bằng cách bỏ tiền để giải quyết.

Nhưng thật ra các lỗi đó thật ra không khó để khắc phục chút nào - họ chỉ lợi dụng sự kém hiểu biết của bạn.

Chưa kể một vấn đề thường gặp ở các dịch vụ thiết kế Web là họ sẽ yêu cầu bạn thuê hosting bên họ. Các hosting này thường có thông số kỹ thuật rất kém nhưng giá lại khá đắt.

Tuy nhiên khi bạn tự làm Website bạn bạn sẽ được thực hành từ những bước cơ bản nhất. Đó là nền tảng để bạn học các lỗi và khắc phục một cách dễ dàng.

Ngoài ra khi tự làm Website bằng WordPress bạn sẽ có được nhiều lợi ích như:

  • Dễ dàng quản lý dữ liệu mà không phụ thuộc người khác
  • Không bị rơi vào các dịch vụ thiết kế web “lởm” do thiếu kinh nghiệm
  • Đỡ kinh phí thuê nhà quản trị Web
  • Dễ dàng phát triển các tính năng và giao diện sau này (cái này cực kỳ quan trọng mà không có dịch vụ thiết kế web nào làm được)
  • Giá rẻ hơn rất nhiều so với các dịch vụ thiết kế (Chỉ cần khoảng vài trăm ngàn mỗi năm đã có được Hosting và Domain để chạy Website WordPress)

Quan trọng nhất là các kiến thức về tự làm web sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình làm Digital Marketing của bạn sau này. 

tai-sao-nen-hoc-wordpress-truoc-khi-hoc-digital-marketing

Vì vậy cách tốt nhất bạn nên tự học làm website bằng WordPress, nó không có gì khó & thậm chí rất dễ dàng nếu bạn chăm chỉ một chút.

Hơn nữa bạn có thể tiết kiệm tối thiểu chi phí cho dịch vụ Web và toàn quyền quản lý dữ liệu của mình thay vì phụ thuộc người khác.

Okay, có lẽ bạn đã thấy được những lợi ích tốt nhất để bạn chọn tự làm Website bằng WordPress rồi phải không nào.

Nhưng mình biết bạn đang tò mò về cách thực hiện điều đó. Vì vậy bây giờ chúng ta sẽ đi đến chi tiết các bước làm Website WordPress.

6 bước để làm website bằng WordPress một cách dễ dàng

Nếu bạn có ý định tạo website WordPress thì bạn cần phải hoàn thành từng bước dưới đây. Hay nói các khác đây là công thức mà bất kỳ ai muốn tự làm website bằng WordPress đều phải trải qua.

Nhưng hãy yên tâm!

Nó sẽ dễ dàng hơn bạn tưởng rất nhiều, mình không yêu cầu bạn phải được đào tạo về lĩnh vực lập trình hay quản trị web nào cả.

Mình khuyên bạn nên nhấn Ctrl + D để bookmarks trang này lại. Lý do là trong mỗi bước bên dưới chứa các liên kết đến từng hướng dẫn chi tiết. Vì vậy khi lưu trang này lại sẽ giúp bạn nhanh chóng chuyển hướng trong quá trình thực hành sau này.

Bước 1: Lựa chọn nền tảng WordPress.Com hay WordPress.Org?

Đây là điều quan trọng nếu bạn nghiêm túc trong quyết định tự làm Website bằng WordPress. Thông thường những bạn mới bắt đầu thường rất dễ nhầm lẫn giữa 2 nền tảng WordPress.com vs WordPress.org.

su-khac-nhau-giua-wordpress-com-voi-wordpress-org

Thoạt nhìn thì có vẻ giống nhau khi cả 2 đều giúp bạn làm Website không cần biết viết Code. Nhưng xét về nhiều yếu tố thì rất khác.

Cụ thể với WordPress.com bạn sẽ bị giới hạn rất nhiều thứ với phiên bản miễn phí. Nếu muốn loại bỏ các giới hạn bạn phải nâng cấp lên những phiên bản trả phí cao hơn với giá khá đắt.

Thông thường rất ít người sử dụng nền tảng này vì nó rất khó để áp dụng các hình thức kiếm tiền Online cũng như kinh doanh phát triển Website.

Còn với WordPress.org, nền tảng mà được hầu hết những người mới hay sử dụng. (Mình cũng đang dùng cái này!)

Tại đây bạn có thể kiểm soát toàn bộ mọi thứ về Website của bạn, phát triển những gì bạn thích và không có một giới hạn nào được đặt ra. Những gì bạn cần là một tên miền (domain) và Hosting để nó hoạt động.

Tất nhiên 2 cái này sẽ mất phí, nhưng mình đảm bảo không đắt so với việc thuê dịch vụ lập trình hoặc dùng nền tảng trả phí.

Đừng có đặt câu hỏi có domain & hosting Free không nha!

Bạn đặt mục tiêu để làm Website kinh doanh, kiếm tiền Online thì ít nhiều cũng phải đầu tư để cạnh tranh với người ta. Không phải lúc nào cũng Free/miễn phí hết.

Tóm một cái ngắn gọn cho phần này, bạn nên chọn WordPress.Org để làm Website. Còn nếu bạn chọn WordPress.Com thì coi như chấm dứt tại đây vì mình chẳng rành về nó và cũng chẳng khuyến khích bạn dùng.

Bước 2: Lựa chọn và đăng ký tên miền của bạn

Nếu bạn đọc tới phần này thì chắc bạn đang đi theo hướng WordPress.Org đúng chứ?

Vì vậy từ bây giờ bạn sẽ bắt đầu tiếp xúc với một số khái niệm cực kỳ phức tạp.

Mình đùa thôi!...Nó rất đơn giản

Khái niệm đầu tiên là tên miền hay chuyên hơn một chút thì gọi là domain, nhưng xét cho cùng thì nó đơn giản là địa chỉ để người khác truy cập vào Website của bạn

Ví dụ bạn gõ namdenroi.com trên trình duyệt thì sẽ truy cập vào trang chủ của mình. Trong đó bạn cần biết phần namdenroi là tên và .com là phần mở rộng.

Phần tên do bạn tự đặt nên khá linh hoạt nhưng đa số tên hay đã bị người ta chọn hết. Tuy nhiên nếu chịu khó động não vẫn còn đống tên hay.

Phần mở rộng không nhất thiết phải .com mà có thể là .net .org .top .shop .vn…tùy vào từng nhu cầu và lĩnh vực bạn có thể chọn một cho phù hợp. 

Nhưng mình khuyên tốt nhất hãy chọn .com vì nó phổ biến và quen thuộc với mọi người. Nếu bạn sử dụng những phần mở rộng khác có khi khách truy cập sẽ bỏ qua vì họ thấy nó quá lạ và thiếu sự tin tưởng.

tim-hieu-y-nghia-duoi-cac-ten-mien-pho-bien

Mình biết những bạn mới hầu như ít ai nhận ra tầm quan trọng của một tên miền. Vì vậy mà không ít bạn đặt theo kiểu "cho có" để nhanh chóng làm xong Website sau đó kiếm tiền. 

Nhưng bạn có biết nếu bước này mà không chắc chắn thì có thể tương lai bạn sẽ phải hối hận sau này khi nó không thể phát triển đấy!

Lý do đơn giản vì Domain là tên Website của bạn và cũng chính là thương hiệu của bạn. Bạn không thể đặt tên cho đứa con tinh thần của mình một cách tùy tiện được.

Thật ra cũng khó trách được bạn bởi một số lý do:

  • Thứ nhất là bạn chưa có kinh nghiệm về mảng Web.
  • Thứ hai là ít có hướng dẫn nào nói về tầm quan trọng của tên miền.
  • Và cuối cùng là bạn chưa từng bỏ hơn $30 ra để thay đổi tên miền như mình. Mình đã thay đổi tên miền đến lần thứ 3 mới được như ý muốn và gặp không ít rắc rối với vấn đề kỹ thuật chuyển domain.

Vì vậy mình đừng có dại như mình nhé!

Nhưng với sai lầm của mình cũng đã tích lũy kinh nghiệm với nó. Tất cả đã được mình tổng hợp trong một bài viết hướng dẫn chọn tên miền cho Website, bạn hãy chịu khó đọc và làm theo để có được một tên miền ngon nhất.

Sau khi chọn được một tên miền ưng ý nhất, bạn hãy nhanh tay đăng ký nó với một nhà cung cấp tên miền để xác nhận bạn sở hữu tên miền đó.

Giá đăng ký một tên miền cũng không quá đắt hơn nữa các nhà cung cấp tên miền quốc tế thường có chương trình ưu đãi dành cho người mới.

Xem thêm: Hướng dẫn mua tên miền giá rẻ tại Godaddy (có mã giảm giá).

Tùy vào phần mở rộng mà giá của domain cũng khác nhau. Tuy nhiên .com luôn được ưa chuộng bởi người dùng, mặc dù tìm được tên hay là không dễ. Giá của .com cũng khả rẻ khi dao động từ $9 cho năm đầu tiên và $12 cho những lần gia hạn kế tiếp.

Phần này khá dài nhỉ? Mình thật sự đánh giá cao sự nghiêm túc của bạn khi đã đọc đến đây.

Thật ra mình cũng đã cố gắng tóm tắt ngắn gọn cho bạn rồi, vì là những lưu ý hết sức quan trọng bạn cần phải nắm để tránh các sai lầm sau này.

Tiếp theo thì nhẹ hơn nhiều rồi!

Bước 3: Lựa chọn Hosting phù hợp

Hosting là công cụ không thể thiếu với mọi Website có mặt trên Internet, cho dù thuê dịch vụ thiết kế hay tự làm bạn bắt buộc phải cần nó.

gravata-author-nam-nguyen

Hosting được hiểu đơn giản là một không gian lưu trữ trực tuyến, nơi mọi dữ liệu về Website của bạn được nằm tại đây nhằm đáp ứng nhu cầu truy cập mọi lúc của người dùng

Nam Nguyen

Có rất nhiều loại hosting được giới thiệu trên thị trường, chúng thường có giá dao động từ vài $ đến vài ngàn $ mỗi tháng. Tùy vào từng nhu cầu và quy mô của doanh nghiệp nên giá sẽ khác nhau.

Nếu bạn là người mới làm Website, bạn chỉ cần bắt đầu với Shared Hosting là đủ. Vì lúc này bạn chưa nhận được nhiều lượng truy cập và chi phí nó phù hợp với túi tiền của những người chưa có nhiều vốn.

Sau này khi website của bạn phát triển và có nhiều kinh nghiệm quản trị hơn thì bạn có thể chuyển sang VPS để có hiệu suất tốt hơn. Nhưng tạm thời chúng ta chưa cần bàn tới loại này.

mua-hosting-lam-gia-re-lam-website-tai-hawkhost

Thông thường với lựa chọn Shared hosting bạn chỉ cần bắt đầu ở mức khoảng 3-$10/tháng.

Nhưng rất may mình có một phiếu ưu đãi giảm giá dành cho những độc giả trên Blog này giúp bạn được giảm chỉ còn $2.24/tháng tại HawkHost.

HawkHost là một trong những nhà cung cấp hosting hàng đầu Châu Á. Hơn nữa là họ có các server đặt gần Việt Nam như HongKong & Singapore. Điều này sẽ giúp tốc độ truyền tải một cách nhanh chóng và tránh được các sự cố như đứt cáp.

Mình đã sử dụng HawkHost từ những ngày đầu xây dựng Blog này. Những gì mình thích ở họ không những ở chất lượng khá tốt với mức giá mà đặc biệt là sự hỗ trợ nhiệt tình và nhanh chóng.

(Đây là một yếu tố quan trọng đối với mọi dịch vụ lưu trữ web cần phải làm và họ làm tốt hơn mình mong đợi.)

Hơn nữa Hawkhost thường có các chương trình ưu đãi để thu hút và giữ chân khách hàng giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Cuối cùng họ còn hỗ trợ cho bạn SSL Let’s Encrypt miễn phí (một công nghệ bảo mật Website với giá khá cao nếu bạn mua lẻ bên ngoài). Bên cạnh đó bạn còn dễ dàng cài đặt WordPress trên Cpanel chỉ với một cú nhấp chuột.

Bước 4: Kết nối Domain với Hosting

Mặc dù mình có thể hướng dẫn bạn mua domain và hosting cùng một nhà cung cấp để có thể bỏ qua bước này.

Tuy nhiên điều đó sẽ làm bạn phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung cấp hosting, hơn nữa kết nối (hay trỏ domain về host) là một kỹ thuật cơ bản mà một nhà quản trị web cần phải có.

Sau này nếu bạn muốn làm thêm một website bạn chỉ cần mua một tên miền mới và trỏ nó về hosting là xong. Bạn sẽ không cần phải bỏ thêm tiền mua hosting mới.

Quá trình kết nối này rất đơn giản và nhanh chóng, mình nghĩ bạn sẽ cần khoảng 2 phút là xong. 

Bước 5: Cài đặt WordPress trên hosting

Khi đã có domain, hosting và kết nối chúng với nhau thành công, bước cuối cùng bạn cần làm là bạn cài đặt WordPress trên Host.

Rất may các nhà cung cấp hosting hiện nay đều nhận ra sự phổ biến của WordPress nên đã tích hợp sẵn nó trên Cpanel của họ.

Những gì bạn cần làm là đăng nhập vào Cpanel của host và tìm đến biểu tượng WordPress. Sau đó chỉ cần click vào nó và tiến hành một số bước điền thông tin đơn giản.

cai-dat-wordpress-tren-hosting

Sau khi cài đặt thành công thì bạn đã hoàn thành các bước tạo website cho mình. Tương tự như vậy, từ thời điểm này bạn có thể làm bao nhiêu Website cũng được.

Cuối cùng bạn chỉ cần đăng nhập vào trang quản trị và tiến hành một số bước làm quen dành cho người mới. Mình đảm bảo bạn sẽ thấy quản trị web chưa bao giờ dễ dàng đến thế.

Bước 6: Làm quen với số thao tác cơ bản

Để bạn không phải bỡ ngỡ với WordPress và trải nghiệm được sự hoàn hảo của nó. Sau khi tạo website thành công website và đăng nhập vào trang quản trị, bạn sẽ cần làm quen với những điều này:

  • Cài đặt Theme: Theme là những thứ tạo nên giao diện cho website của bạn, hay nói cách khác là những gì khách truy cập sẽ trải nghiệm khi truy cập. (WordPress hỗ trợ cho bạn một kho giao diện khổng lồ với hàng ngàn lựa chọn hoàn toàn miễn phí).
  • Cài đặt Plugin: Nếu theme là giao diện thì Plugin là công cụ cho phép bạn thêm bất kỳ tính năng nào mà một website cần có. Chẳng hạn như các thanh trượt, trình chiếu, các chức năng thanh toán trực tuyến,…WordPress cũng hỗ trợ cho bạn một kho plugin với hàng ngàn tính năng hữu ích, bạn chỉ cần tìm plugin hỗ trợ tính năng mình cần và cài đặt nó.
  • Tạo bài viết đầu tiên của bạn: Bắt đầu đưa suy nghĩ và thông tin bạn muốn truyền tải một cách dễ dàng với trang soạn thảo tương tự như Word.

Tạm thời đó là những điều đầu tiên cần phải làm, dần dần về sau bạn sẽ tích lũy thêm các kiến thức hữu ích như cách phát triển website, xây dựng nội dung và các hình thức Digital Marketing.

Nhưng đây là một quá trình và để làm điều đó trước tiên bạn phải hoàn thành Website cho riêng mình.

Suy nghĩ cuối cùng về bài viết

Có lẽ bạn cũng phần nào hình dung ra cách làm một website bằng WordPress rồi đúng không?

Những điều bạn cần làm, các sai lầm cần tránh hay nhà cung cấp domain, hosting tốt đều được mình đề cập chi tiết ở trên.

Quá trình này thật ra không khó chút nào, mình nghĩ ai cũng có thể làm được nếu bạn chú ý & chịu khó làm theo. Bạn đừng nghĩ rằng bản thân không làm được, thay vào đó hãy nghĩ rằng bạn sẽ làm những gì sau khi tạo website thành công.

Bắt đầu kinh doanh, kiếm tiền, mở shop Online, viết Blog...

Hãy để các mục đích trực tuyến và tiền làm động lực cho bạn, chứ không phải để tâm lý “ngại tìm hiểu” ngăn cản bạn.

Đừng quên rằng mình vẫn luôn đồng hành cùng bạn trong suốt hành trình này.

Nào! Bắt đầu ngay bây giờ để tung các ý tưởng trực tuyến của bạn lên Website, đừng để mọi thứ trở nên quá muộn khi đối thủ đi trước dành chỗ của bạn.

Trong quá trình làm website bằng WordPress bạn có khó khăn hay thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới. Mình sẽ phản hồi sớm nhất cho bạn.

Đôi chút về Nam Nguyen

Mình là một cựu quân nhân Hải Quân đã xuất ngũ, Blog này là một trong những doanh nghiệp trực tuyến của mình. Nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm thiết thực nhất về WordPress có thể áp dụng để xây dựng và phát triển Online Business của bạn một cách bền vững. Bạn có thể kết nối với mình trên Facebook, Twitter, Linkedin.

92 thoughts on “6 bước tự làm Blog/Website bằng WordPress chuyên nghiệp và dễ dàng cho người mới”

  1. Chào nam, mình đag muốn xây dựng 1 blog review đanh giá sp, mình ko có kinh nghiệm về web, tên miền mình đã có, nhờ nam tư vấn giúp mình 1 gói theme trả phí (phi thâp 1 chút) phù hợp với lĩnh vực mình cần, cảm ơn bạn nhiều

    Reply
  2. Anh nam ơi cho em hỏi em xài thrive comment mà em bỏ trường URL lúc bình luận đi không được có cách nào loại bỏ giống anh không ạ? với thêm cái phần thông báo cho tôi khi ai đó trả lời bình luận của tôi thì làm thế nào anh giúp em với? Em cảm ơn.

    Reply
  3. Mình thấy giao diện của bạn khá đẹp mắt và dễ nhìn. Mình cũng đang dùng generate press free + elementor pro nhưng phần post không hiển thị ra giữa và đẹp mắt như blog của bạn. Bạn có thể chia sẻ giúp mình là bạn đang dùng plugin gì được không? Thanks

    Reply
  4. Bài viết rất hữu ích ad ạ, em cũng đang tập làm web bằng wordpress. Đọc blog của ad mấy bữa nay em học được nhiều điều hữu ích lắm. chúc blog ngày càng phát triển ạ

    Reply
  5. anh có khóa học wordpress chuyên nghiệp hay chương trình coaching 1-1 không ạ? em rất muốn học hỏi kinh nghiệm của anh để phục vụ công việc ạ.

    Reply
  6. Mình đang làm blogspot, muốn chuyển sang wordpress cho web vay tiền nhanh thì làm sao ah. Cảm ơn ad nha, hướng dẫn mình nhé.va***oan.com

    Reply
    • Chào Thịnh, bản thân WordPress chỉ là một nền tảng làm web, quan trọng là bạn phải biết kiếm tiền từ Blog thì tự nhiên nó sẽ bền vững và lâu dài thôi.

      Reply
  7. Nam cho chị hỏi xíu, hiện tại chị đang dùng wordpress.com nhưng muốn chuyển sang wordpress.org thì có được ko Nam? nếu được thì phải làm thế nào vậy Nam. Cảm ơn e rất nhiều!

    Reply
  8. Anh cho em hỏi là trước đó e có làm một blog wp trên hosting của host***da nhưng phát hiện phí gia hạn nó quá đắt so với lúc mua, giờ em muốn chuyển dữ liệu qua website mới thì làm sao ạ? Mong anh giúp đỡ, e có thể gửi anh phí cafe.

    Reply
  9. AD cho em hỏi tí ạ: Do em mua cả Domain và Hosting đều của Hawk Host. Như vậy có sao ko ad? Domain của Hawk Host không tốt bằng Namecheap à AD?

    Reply
      • Nó không tốt về mặt nào vậy AD? E nghĩ nếu dùng cùng Domain và Hawk Host của 1 nhà cung cấp sẽ tương thích tốt hơn à AD nhỉ?

        Reply
        • Giá cả Namecheap rẻ hơn Hawkhost nhiều nha bạn. Thật ra domain chỉ là một cái địa chỉ nên ko có khái niệm tương thích gì ở đây cả. Chỉ là khi bạn mua cùng Hosting và domain từ Hawkhost thì bạn không cần phải thực hiện thao tác trỏ tên miền thôi.

          Reply
          • Ngoài giá rẻ ra thì còn về tính năng, độ bảo mật và các yếu tố kỹ thuật khác thì Domain Namecheap có hơn Hawk Host không vậy AD?

          • Tất nhiên yếu tố bảo mật thì Namecheap sẽ tốt hơn nha bạn, khi mua domain ở Namecheap bạn sẽ được kèm theo tính năng bảo mật tên miền WhoisGuard miễn phí thay vì một số nhà cung cấp khác sẽ yêu cầu bạn mua thêm với giá khoảng $10

          • Vậy tính năng và bảo mật khác nhau giữa Domain Hawk và các nhà cung cấp khác như GoDaddy, Namecheap là ở Whois à AD?

          • Còn nhiều yếu tố lặt vặt khác nữa bạn, nhưng phần lớn là yếu tố giá cả, bảo mật WhoisGuard và support của những công ty chuyên về domain sẽ tốt hơn.

  10. Cảm ơn ban, tình cờ đọc được bài viết của bạn có lẽ giúp mình giảm chi phí để chuẩn bị cho kd online , trong khi mình đang ít vốn và quanh quẩn ko biết nên tìm đâu cho rẻ để có 1 cái web!

    Reply
    • Hi Phát, rất vui vì bài viết giúp ích cho bạn , bạn muốn kinh doanh online mà tiết kiệm thì chọn WordPress là quá phù hợp rồi. Hãy tận dụng các ưu đãi trong các hướng dẫn của mình thì bạn làm 1 website chưa đến 1 triệu đâu :))

      Reply
  11. bạn ơi mình cũng mới thử tập làm trang wed. mình có mua domain thông qua 1 công ty. giờ phải làm thế nào để có thể lập trình wed bằng wordpress được ạ. xin cảm ơn

    Reply
  12. Hi bạn, mk muốn làm 1 web lưu trữ video trên kênh youtube của mình để hạn chế người dùng chuyển đến kênh khác thì dùng wordpress có được ko ạ? Thanks!

    Reply
  13. Bạn ơi, nhờ bạn giúp mình với. Mình làm đến bước trỏ tên miền về host nhưng hiện tại không truy cập được.

    Reply
  14. Em cũng mới tập làm 1 website bằng wordpress nhưng giao diện không được đẹp cho lắm, anh có thể chỉ giáo cho em ko ạ, website của em là son***anh.com ạ

    Reply
    • Chào Nghĩa, bạn có thể liên lạc với mình bằng cách kéo xuống chân trang chọn mục liên hệ và điền nội dung vào form nhé!

      Reply
  15. Nam cho mình xin ý kiến, giữa Hawkhost vs A2Hosting thì cái nào tốt hơn? Mình mới bắt đầu làm web thì nên chọn cái nào phù hợp?

    Reply
    • Cả 2 đều tốt nha bạn. Tuy nhiên A2Hosting vẫn nhỉnh hơn, nhưng xét về độ phù hợp khi mới bắt đầu thì mình nghĩ bạn nên chọn Hawkhost.

      Reply
      • cảm ơn ad đã tư vấn, mình quyết định dùng hawkhost cho rẻ, sẵn tiện bạn có coupon giảm giá nào ngon không cho mình xin với. ☺

        Reply
    • Xác định kiếm tiền, kinh doanh Online lâu dài thì nên đầu tư chút nha bạn. Miễn phí bị giới hạn rất nhiều cũng như kém chuyên nghiệp.

      Reply
  16. Cảm ơn Nam vì hướng dẫn hữu ích.
    Mình vừa mới tìm hiểu nên cũng hơi lúng túng, rất mong được bạn giúp đỡ

    Reply
    • Bạn có vấn đề trong phần nào thì để lại comment trong bài viết đó nhé, mình sẽ hỗ trợ bạn hết sức 😀

      Reply
    • Bản thân Website WordPress luôn mặc định là thân thiện với mọi thiết bị nha bạn, vì vậy bạn không cần lo về vấn đề này.

      Reply
      • Cảm ơn bạn, tại mình thấy bây giờ dịch vụ vào cũng bảo thiết kế thân thiện với thiết bị di động hết.

        Reply
    • Làm Website WordPress không bắt buộc biết lập trình nha bạn. Bạn chỉ cần làm theo các bước như mình hướng dẫn trên là được. Trong quá trình nếu gặp khó khăn ở phần nào thì có thể để lại comment trong các bài viết. Mình sẽ cố gắng cho bạn các giải pháp tốt nhất.

      Reply
  17. Thanks ad! Em làm được rồi nhưng giờ phải làm sao để em biết được có khách hàng truy cập vào web ạ?

    Reply
  18. Nam cho mình hỏi chút, 7 tháng trước mình có thuê một dịch vụ lập trình web nhưng giá hosting mỗi tháng khá cao (khoảng 200k) và vượt quá xa nhu cầu của mình, mình kêu giảm tài nguyên cho phù hợp thì họ không chịu.
    Giờ mình muốn mua hosting quốc tế rồi chuyển dữ liệu qua được không ad? (mình cũng dùng WordPress)

    Reply
    • Đó đơn giản là chứng chỉ SSL thôi bạn, nếu cài WordPress trên các hosting quốc tế bạn sẽ có chứng chỉ này miễn phí.

      Reply
  19. Bạn có cung cấp dịch vụ thiết kế web không? Nếu có bạn hợp tác với mình trong một dự án được không?

    Reply
    • Xin lỗi Sáng nha, thỉnh thoảng mình chỉ nhận làm vài Website dạng Freelance cho đỡ ngứa tay thôi chứ dự án trao đổi đủ thứ mất nhiều thời gian lắm.

      Reply
    • Hiện tại chưa có nha bạn, trước mắt bạn cứ làm theo hướng dẫn này cũng tự làm được Website rồi. Sắp tới khi phát hành khóa học WordPress mình sẽ báo cho bạn.

      Reply
  20. Anh cho em hỏi: Em đã trỏ domain về hosting hawkhost nhưng khi gõ trên trình duyệt lại chưa thấy gì vậy ạ?

    Reply
    • Bạn thử đợi chút xem sao, nếu thấy logo của nhà cung cấp Hosting nghĩa là bạn trỏ thành công rồi nha. Còn chờ lâu quá bạn hãy liên support của domain để họ hỗ trợ.

      Reply
  21. Mình muốn làm một Blog để Review sản phẩm về công nghệ. Không biết mình cần bao nhiêu tiền để làm được vậy bạn?

    Reply
    • Hi, Hoang Anh! Hầu như tất cả các Blog được làm từ WordPress thường có kinh phí khởi điểm khoảng từ $30 – $50. Tùy thuộc vào dịch vụ Hosting & Domain bạn sử dụng. Trong bài viết này mình có để một số liên kết đến các bài viết kèm theo mã giảm giá. Qua đó bạn có thể tiết kiệm được một khoảng khá lớn.

      Reply

Leave a Reply to Thịnh Cancel reply