Bạn muốn xóa theme WordPress trên Website của mình để nó trở nên gọn nhẹ, nhưng bạn không chắc nên làm thế nào?
Trong những ngày đầu mình tập tành về WordPress, giao diện đẹp mắt từ các theme luôn cuốn hút mình và mình chỉ biết cài tất cả để trải nghiệm cho đã.
Bây giờ bạn cũng như vậy, đúng chứ?
Tuy nhiên khi cài quá nhiều Theme nó sẽ khiến Website WordPress của bạn sẽ trở nên nặng nề và chậm chạp, điều này ảnh hưởng xấu cho SEO và trải nghiệm người dùng của bạn.
Vì vậy hãy bắt đầu làm quen với sự thật này:
Chọn khoảng 1-3 cái bạn thích nhất và xóa tất cả những theme WordPress khác.
Đừng lo, hướng dẫn này sẽ giúp bạn thực hiện một cách chính xác và vô cùng nhanh chóng.
Mục lục bài viết
Khi nào nên xóa theme WordPress?
Có rất nhiều nguyên nhân để bạn xóa theme trong WordPress vì những bất lợi hoặc các sự cố kỹ thuật.
Ngoài ra, khi xóa các theme WordPress không cần thiết còn giúp gia tăng bảo mật cho Website của bạn vì hacker có thể truy cập và khai thác lỗ hổng. Hoặc đơn giản, bạn không phải mắc công update khi theme có phiên bản mới.
Hủy kích hoạt và xóa theme có gì khác nhau?
WordPress cho phép bạn bật/tắt các theme một cách linh hoạt. Khi bạn có 10 theme thì chỉ có 1 cái hoạt động và những cái còn lại trong trạng thái chờ sử dụng.
Vì vậy khi nói về hủy kích hoạt theme thì nó chỉ tạm thời ngừng làm việc trên Website của bạn, những tệp dữ liệu vẫn còn nằm trên hosting.
Thay vào đó khi xóa theme, các tệp dữ liệu sẽ biến mất khỏi host.
Cách xóa theme WordPress đơn giản
Thông thường có khá nhiều cách để bạn xóa một theme WordPress, tuy nhiên chung quy lại thì cung chỉ có 2 cách cơ bản:
Để bạn dễ dàng lựa chọn mình sẽ chỉ bạn luôn 2 cách.
Trước khi xóa Theme hãy đảm bảo bạn có một bản backup dữ liệu WordPress trước đó, phòng trường hợp có lỗi hoặc cảm thấy hối hận thì có thể khôi phục dữ liệu lại.
Cách #1 - Đăng nhập vào giao diện quản trị
Điều trước tiên bạn hãy đăng nhập vào trang quản trị WordPress.
Tiếp đó hãy chọn Appearance -> Themes.

Theo mặc định, Theme WordPress đang hoạt động sẽ không thể xóa được vì nó đang vận hành giao diện của bạn. Vì vậy hãy chắc chắn theme cần xóa đang trong trạng thái deactive.
Giờ muốn xóa theme nào thì bạn chỉ cần nhấp vào hình ảnh của nó và bạn sẽ thấy một pop-up sẽ hiện ra.
Nhìn vào góc dưới bên phải bạn sẽ thấy tùy chọn delete và nhấp vào nó.

Hệ thống cũng hỏi bạn một lần để chắc chắn không phải nhầm lẫn, bạn sẽ thấy theme bị xóa ngay lập tức.

Lưu ý: Khi xóa rồi thì bạn không thể khôi phục lại, tuy nhiên bạn có thể cài lại theme và các cấu hình trước đó vẫn được lưu trong CSDL của WordPress.
Cách #2 - Truy cập trình quản lý file
Trong một số trường hợp, đặc biệt là những bạn cài theme bản quyền free hay nulled sẽ bị mất quyền truy cập vào giao diện quản trị WordPress.
Tin mình đi, mình cũng từng gặp rồi.
Tuy nhiên bạn không có gì phải lo.
Đầu tiên bạn bạn cần phải truy cập vào khu vực file chứa theme trên Hosting, bạn có thể dùng cpanel hoặc FPT đều được.
Cá nhân mình thì thường truy cập cpanel hơn nên sẽ lấy nó làm ví dụ.

Sau khi nhấp vào trình quản lý file bạn hãy tìm đến tên Website chứa theme cần xóa. Nếu host của bạn chỉ có 1 website thì nó thường nằm trong thư mục /public_html, còn nhiều website hơn thì có thể là thư mục theo tên miền.

Tiếp tục chọn wp-content -> Themes.

Lúc này bạn sẽ thấy danh sách tên các theme dưới dạng thư mục, chọn cái cần xóa và nhấp chuột phải -> Delete.

Xác nhận lần nữa bằng cách nhấn Delete.

Theme sẽ bị xóa ngay lập tức và bạn có thể truy cập vào giao diện quản trị.
Xóa một theme có license có bị mất khi cài lại không?
Với một số bạn khi dùng theme WordPress trả phí thì sẽ được cung cấp một license để nhận cập nhật tự động.
Tuy nhiên nếu một nguyên nhân nào đó khiến bạn phải xóa themes này thì bạn cũng không phải lo lắng.
Dù có mất bạn chỉ cần đến trang quản lý theme đã mua sau đó lấy key activate lại.
Chỉ có những bạn dùng chùa hoặc mua lại giá rẻ thì mới sợ vấn đề này thôi.
Xóa child Theme thì có bị mất cài đặt không?
Child theme rất hữu ích với nhiều người trong việc tùy chỉnh giao diện. Về cơ bản child theme có tác dụng chồng các thay đổi lên theme gốc nhưng không làm ảnh hưởng nó.
Vì vậy trong trường hợp bạn có xóa child theme thì các thiết lập trên đó như code bổ sung vào tệp functions.php hoặc css tùy chỉnh sẽ bị xóa theo nó.
Hơn nữa 2 dữ liệu không được lưu lại trong database nên khi bạn có tạo child theme mới thì nó cũng sẽ biến mất.
(Các thiết lập trên parent theme vẫn được giữ nguyên và không có ảnh hưởng khi xóa child theme)
Tóm lại
Xóa theme WordPress là một kỹ thuật vô cùng đơn giản mà mọi nhà quản trị WordPress cần phải biết. Nếu bạn có quyền truy cập dashboard thì mình khuyên bạn nên áp dụng cách đầu tiên để tiết kiệm thời gian.
Tuy nhiên một lý do nào nó làm bạn không đăng nhập được WordPress thì có thể làm theo cách 2. Nó cũng không có gì phức tạp.
Đừng quên trước khi xóa theme hãy backup lại dữ liệu Website, đề phòng những sự cố ngoài ý muốn.
Ngoài ra có thể bạn cũng quan tâm các theme WordPress tốt nhất để gắn bó lâu dài mà không cần lo tới chuyện thay đổi hay xóa nó.