Hướng dẫn cách khắc phục lỗi máy chủ nội bộ cho Website WordPress chi tiết nhất

Photo of author
Written By Nam Nguyen

Mình là một du mục kỹ thuật số toàn thời gian, mình từng là một mọt sách WordPress và đây là nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm WordPress hiệu quả nhất để bạn phát triển Online Business của mình một cách bền vững.

Một trong những lỗi WordPress phổ biến chắc chắn là lỗi máy chủ nội bộ. Dấu hiệu vơi từ ""Internal Server Error" trên màn hình của bạn.

Không chỉ với bạn lỗi này cũng thường khiến nhiều chủ Website hoang mang vì không để lại quá nhiều thông tin. Đồng thời lúc này mọi người cũng không thể thấy nội dung trong quá trình truy cập.

Điều này có thể gây ra tổn thất lớn doanh thu nếu như bạn không xử lý sớm.

Bạn không phải lo.

Mình tin rằng bài viết này sẽ có giải pháp khắc phục lỗi máy chủ nội bộ cho bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Lỗi máy chủ nội bộ 500 là gì?

Không có một khái niệm rõ ràng nào về lỗi máy chủ nội bộ (hay còn gọi là http error 500). Tuy nhiên bạn có thể hiểu nó là một sự cố khiến bạn cũng như người dùng không thể truy cập nội dung Website. 

Đây có thể coi như một phần của lỗi không đăng nhập được WordPress mà mình đã đề cập trong bài viết trước.

Bạn sẽ gặp một lỗi có dòng chữ đại loại như thế này trên màn hình: "Internal Server Error". Tiếp theo đó có thể là một dòng chữ dài dòng.

Thông thường lỗi máy chủ nội bộ WordPress xảy ra bởi các nguyên nhân phổ biến sau:

  • Do Plugin hoặc theme
  • Do tệp .htaccess
  • Do máy chủ
  • Do tệp lõi WordPress

Okay, bây giờ hãy cùng mình đi đến cách khắc phục lỗi máy chủ nội bộ WordPress. 

Hủy kích hoạt Plugin/Theme

Phần lớn các Website WordPress bị lỗi máy chủ nội bộ thường xảy ra do nguyên nhân xung đột plugin hoặc mã của nó có vấn đề.

Vì vậy giải pháp lúc này bạn nên hủy kích hoạt các plugin có trong Website WordPress.

Đáng tiếc, lúc này bạn không thể đăng nhập vào admin area để Deactive như thông thường.

Thay vào đó bạn cần sử dụng kỹ năng quản lý file trên Hosting hoặc dùng ứng dụng khách FTP để thay đổi tên thư mục plugin.

Theo mặc định nó có tên "plugins" giờ bạn có thể đổi thành "plugins_old"

Sau khi thay đổi thì các plugin trên WordPress sẽ tự động hủy kích hoạt. Giờ bạn hãy đăng nhập vào WordPress, nếu được hãy thì đừng quên đổi tên thư mục plugin về như cũ.

Sau đó tiến hành kích hoạt từng Plugin trên giao diện quản trị WordPress để kiểm tra cái nào gây ra sự cố máy chủ nội bộ.

Khi tìm được hãy xóa plugin gây ra lỗi và thay bằng một plugin có tính năng tương ứng. Còn nếu là plugin trả phí thì bạn hãy liên hệ bộ phận hỗ trợ để được giải quyết.

Tượng tự với plugin, nếu như lỗi máy chủ nội bộ gây ra bởi theme thì bạn có thể thay đổi thư mục theme để nó trả mặc định.

Kiểm tra lại tệp .htaccess

Mình đã nói rất nhiều lần về tệp .htaccess là nơi rất nhạy cảm, vì vậy mà có cũng thường gây ra khá nhiều vấn đề cho WordPress, bao gồm cả sự cố máy chủ nội bộ bạn đang gặp.

Bây giờ bạn có thể kiểm tra tệp .htaccess bằng cách vào thư mục chứa Website trên Hosting bằng trình quản lý file hay FTP đều được.

doi-ten-tep-htaccess

Tiếp đó hãy thay đổi tên của tệp .htaccess thành một cái gì đó. Ví dụ .htaccess_a

doi-ten-tep-htaccess-2

Giờ hãy đăng nhập thử vào WordPress, nếu được bạn hãy truy cập Settings -> Permalink.

Kéo xuống dưới chọn Save changes để WordPress tự tạo một tệp .htaccess mới. (Nhớ quay lại xóa tệp .htaccess cũ đã gây ra lỗi).

Còn trường hợp khi bạn đã đổi tên tệp mà không có kết quả thì lỗi máy chủ nội bộ không phải do tệp .htaccess, vì vậy hãy đổi tên nó trở về bình thường.

Và chúng ta sẽ đến cách giải quyết sau.

Tăng giới hạn bộ nhớ PHP

Máy chủ của bạn cũng như một chiếc máy tính, WordPress lại hoạt động như một phần mềm. Chính vì vậy nó cũng cần tiêu tốn bộ nhớ để vận hành.

Tuy nhiên đôi khi WordPress của bạn yêu cầu quá nhiều bộ nhớ so với quy định nó sẽ xảy ra vấn đề máy chủ nội bộ.

Theo mặc định WordPress chỉ giới hạn 64MB dung lượng bộ nhớ, nhưng đôi khi bạn dùng các themes, plugin nặng nề hoặc đòi hỏi nhiều tính năng thì bộ nhớ yêu cầu sẽ vượt quá.

Để giải quyết vấn đề này bạn cần tăng bộ nhớ PHP lên mức cao hơn.

Có rất nhiều cách lúc này, tuy nhiên mình nghĩ cách nhanh nhất là dùng tính năng quản lý PHP trong Cpanel.

Nếu hosting của bạn không có cpanel thì mình khuyên bạn nên cân nhắc chuyển sang những nhà cung cấp có hỗ trợ như Hawkhost, StableHost, A2Hosting.

Trên giao diện Cpanel hãy kéo xuống và tìm mục Select PHP Version.

thay-doi-bo-nho-php

Tiếp tục click vào tab Options.

option-php

Kéo xuống tìm dòng memory-limit, sau đó click vào số dung lượng hiện có và thay đổi nó.

thay-doi-dung-luong-bo-nho-php

Có rất nhiều thông số, tuy nhiên bạn nên chọn khoảng 256M là được.

Liên hệ với bộ phận hỗ trợ Hosting

Với những cách trên mà không có gì khả quan cho vấn đề của bạn thì bạn chỉ còn cách liên hệ bộ phận hỗ trợ của nhà cung cấp Hosting. 

Các chuyên gia của họ sẽ xem xét và tìm ra nguyên nhân chính xác nhất cho bạn. Thậm chí một số đơn vị nhiệt tình như Hawkhost, A2Hosting họ còn giải quyết mọi thứ mà bạn không phải chạm đến mặt kỹ thuật. 

Cài lại tệp lõi WordPress

Mặc dù rất ít ai mắc phải vấn đề này, tuy nhiên trong trường hợp không còn lựa chọn bạn nên thử làm mới các tệp lõi WordPress.

Bây giờ bạn hãy truy cập WordPress.Org và tải tệp lõi WordPress về máy tính dưới dạng file nén.

tai-wordpress-ve-may-tinh

Khi tải về máy tính hãy giải nén nó ra để có một thư mục với tên "WordPress"

mo-thu-muc-wordpress

Tiếp theo bạn hãy dùng FTP để truy cập thư mục gốc chứa dữ liệu website.

Giờ thì hãy tải 2 file wp-admin & wp-include lên.

upload-cac-tep-loi-wordpress

Lúc này máy chủ hỏi bạn có ghi đè các tệp không thì hãy nhấn Overwrite, đồng thời tick vào mục Always use this action để luôn luôn áp dụng.

Cuối cùng nhấn Ok để kết thúc.

ghi-de-tep-wordpress

Bạn cần chờ vài phút để hệ thống làm việc với hàng ngàn tệp tin.

Giờ thì các tệp lõi đã được làm mới hoàn toàn và vá lại các mã gây ra máy chủ nội bộ nếu có.

Hãy truy cập lại WordPress của bạn kiểm tra.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này bạn đã khắc phục được lỗi máy chủ nội bộ cho Website WordPress của mình.

Về cơ bản cách giải quyết cũng không quá khó, bạn biết được cách dùng trình quản lý file trên hosting & ứng dụng khách FTP thì việc khắc phục chỉ còn là thời gian.

Trong trường hợp bạn dùng Hosting không có cpanel thì vấn đề này khá phức tạp. Mình nghĩ bạn nên xem xét chuyển sang một nhà cung cấp Hosting chất lượng khác như Hawkhost, StableHost hoặc A2Hosting.

Nếu có khó khăn nào trong quá trình thực hành đừng ngại để lại trong comment bên dưới, mình hứa sẽ phản hồi sớm cho bạn.

Đừng quên share bài biết này để lan truyền giá trị nhé! 

Đôi chút về Nam Nguyen

Mình là một cựu quân nhân Hải Quân đã xuất ngũ, Blog này là một trong những doanh nghiệp trực tuyến của mình. Nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm thiết thực nhất về WordPress có thể áp dụng để xây dựng và phát triển Online Business của bạn một cách bền vững. Bạn có thể kết nối với mình trên Facebook, Twitter, Linkedin.

14 thoughts on “Hướng dẫn cách khắc phục lỗi máy chủ nội bộ cho Website WordPress chi tiết nhất”

  1. Blog của bạn rất hữu ích, hy vọng nó ngày càng phát triển và có nhiều nội dung chất lượng như vậy

    Reply
  2. Mình dùng cách liên hệ với support của hawkhost và được họ khắc phục mọi thứ. cảm ơn ad đã hướng dẫn.

    Reply
  3. Thanks tác giả rất nhiều, mình đã hủy kích hoạt plugin và mọi thứ hoạt động trở lại

    Reply
  4. Theo cách của ad mình tìm ra plugin w3 total cache bị lỗi, vừa mới fix xong. cảm ơn vì bài viết hữu ích nhé!

    Reply

Leave a Comment