Perfmatters Review: Tăng tốc bằng cách tắt những tính năng dư thừa

Photo of author
Written By Nam Nguyen

Mình là một du mục kỹ thuật số toàn thời gian, mình từng là một mọt sách WordPress và đây là nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm WordPress hiệu quả nhất để bạn phát triển Online Business của mình một cách bền vững.

Tăng tốc WordPress chưa bao giờ là một chủ đề lỗi thời khi nói đến WordPress.

Mặc dù có rất nhiều cách để bạn làm cho trang tải nhanh hơn, chẳng hạn như hosting chất lượng, mạng phân phối nội dung hoặc sử dụng theme WordPress nhẹ.

Tuy nhiên, khi nói đến tối ưu hiệu suất tải thì plugin luôn là công cụ hữu hiệu nhất. Nó thiết lập đơn giản, nhanh chóng và ngay lập tức kết quả được cải thiện nhiều lần.

Có rất nhiều plugin tăng tốc WordPress, chẳng hạn có lẽ bạn đã nghe đến WP-rocket là một plugin bộ nhớ cache tốt nhất thời điểm này.

Không ai phủ nhận được.

Tuy nhiên ít ai nói với bạn, bạn có một plugin khác cũng hiệu quả không kém.

Mình muốn nói đến Perfmatters – một trong những plugin mình thấy khá nhiều chuyên gia hiệu suất nhắc đến vì nó đi ngược với phong cách của những plugin còn lại.

Trong bài đăng này hãy cùng mình đánh giá Perfmatters để xem nó có gì đặc biệt và có phải là plugin hiệu suất đáng để bạn sử dụng. Có thể bạn sẽ tìm thấy được bí kíp tăng tốc WP mới.

Perfmatters là gì?

Perfmatters là một plugin tập trung tối ưu hiệu suất để giúp bạn dành được các lợi thế về tốc độ load và cải thiện thứ hạng SEO trên kết quả tìm kiếm.

Nó nổi tiếng khi thường xuyên xuất hiện trong các đề xuất của những nhà cung cấp hosting nổi tiếng như Kinsta và được Cloudways bầu chọn là 1 trong 6 plugin tối ưu hiệu suất đáng sử dụng nhất năm 2019.

Đặc biệt, plugin này cũng có cách tiếp cận khác so với những plugin hiệu suất mình từng biết.

Thay vì tập trung vào bộ nhớ đệm thì nó lại giúp bạn bật tắt một số tính năng không cần thiết trên WordPress, đồng thời giảm thiểu số lượng requests HTTP cùng kích thước trang.

Perfmatters đã giúp mình giảm 40% số lượng request như thế nào?

Mình tự nhận các Blog được tạo bởi mình luôn được tối ưu rất tốt cho tốc độ. Thậm chí nhiều plugin nhưng mình vẫn có thể đạt được thời gian tải lý tưởng.

Tuy nhiên số lượng request luôn khiến mình gặp khó khăn trong tối ưu.

Ban đầu khi chưa dùng Perfmatters trang của mình có hiệu suất thế này.

tt1

Nhìn chung đó là một con số khá ấn tượng với một theme nhẹ như GeneratePress.

Tuy nhiên khi kết hợp thêm Perfmatters, số lượng requests trên trang của mình còn được tối ưu đáng kể khi giảm từ 33 xuống còn 20 (đến 40%).

tt2

Rất khó để bạn tìm một plugin có thể tối ưu số lượng requests được ở mức như vậy. 

Tiếp theo hãy cùng mình khám phá thêm những điều thú vị của plugin này.

Sử dụng đơn giản (gạt các nút)

Thành thật mà nói, Perfmatters là plugin hiệu suất đơn giản nhất mình từng sử dụng đến thời điểm này.

Với W3 Total cache mình phải vật lộn với hàng trăm lựa chọn cũng như đôi khi mình còn phải dùng đến mã.

Và chẳng ai muốn điều này chút nào khi là một “gà mờ” về kỹ thuật.

Tuy nhiên khi một ông bạn gửi cho mình phiên bản thử nghiệm của Perfmatters, mình đã phấn khích trước sự đơn giản của nó.

Mọi tính năng đều cho phép bạn quản lý chỉ với vài thao tác gạt nút hoặc chọn.

gat-perf

Bạn hãy tưởng tượng giống như bạn chơi trò trắc nghiệm trên WordPress.

Ví dụ: API Heartbeat là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến WordPress của bạn tải chậm, bây giờ bạn chỉ việc kiểm soát tần số của nó để giảm thiểu sự trì trệ bằng cách chọn thời gian phù hợp.

heartbeat-api

Tính năng Perfmatters

Perfmatters có thể bật tắt hầu hết những yếu tố trên WordPress có nguy cơ làm chậm trang web của bạn.

Vì vậy hãy xem qua một số tính năng bạn có thể quản lý với plugin này:

  • Tắt biểu tượng cảm xúc
  • Tắt tính năng Nhúng
  • Xóa chuỗi truy vấn
  • Tắt XML-RPC
  • Xóa jQuery Migrate
  • Ẩn phiên bản WP
  • Xóa liên kết wlwmanifest
  • Xóa liên kết RSD
  • Xóa liên kết ngắn
  • Tắt Nguồn cấp RSS
  • Xóa các liên kết nguồn cấp RSS
  • Tắt tự Pingbacks
  • Xóa các liên kết API REST
  • Tắt Dashicons
  • Tắt Google Maps
  • Tắt máy đo độ mạnh mật khẩu
  • Tắt nhịp tim
  • Tần số nhịp tim
  • Giới hạn bài sửa đổi
  • Khoảng thời gian tự động lưu
  • Thay đổi URL đăng nhập
  • Tắt CSS và Trình quản lý tập lệnh JS
  • Tìm nạp trước DNS
  • Kết nối trước

Ngoài ra còn có một số cài đặt bổ sung cho người dùng WooCommerce:

  • Tắt tập lệnh
  • Tắt phân mảnh giỏ hàng
  • Tắt hộp meta trạng thái
  • Tắt tiện ích con
perfmatters-review

Trong trường hợp này, mình nghĩ hầu hết nhiều bạn sẽ cho rằng nên bật tất cả để đạt được hiệu suất tối ưu nhất.

Tuy nhiên thực tế nó khác rất nhiều, tùy thuộc vào theme và các plugin mà bạn đang sử dụng thì nó có thể ảnh hưởng khác nhau.

Vì vậy bạn cần dành thời gian để test.

Nhưng có một số thiết lập chung mình nghĩ bạn có thể áp dụng mọi lúc.

Cách để tối ưu hiệu suất với Perfmatters

Nếu bạn muốn sử dụng Perfmatters để tăng tốc trên WordPress mà không biết bắt đầu thế nào thì mình sẽ chỉ bạn một vài mẹo.

Hãy bật các tính năng sau:

  • Disable Emojis
  • Disable Embeds
  • Remove Query Strings
  • Disable XML-RPC
  • Remove jQuery Migrate
  • Remove wlwmanifest Link
  • Remove RSD Link
  • Remove Shortlink
  • Disable Self Pingbacks
  • Remove REST API Links
  • Disable Dashicons
  • Disable Google Maps
  • Disable Password Strength Meter
  • Disable Heartbeat (Only Allow When Editing Posts/Pages)
  • Heartbeat Frequency (60 giây)
  • Limit Post Revisions (chọn số 5)
  • Autosave Interval

Hãy cho mình biết kết quả bạn nhận được trong comment bên dưới.

Bên cạnh đó Perfmatters còn có khả năng thay thế được nhiều plugin phổ biến khác. Điều này rất tuyệt để giúp bạn tiết kiệm số lượng plugin phải cài đặt trên WordPress.

Bảo mật

Xét về bảo mật, Perfmatters cho phép bạn tắt thông tin phiên bản WordPress bạn đang sử dụng. Điều này làm cho những hacker có ít manh mối hơn về bạn và khó lòng tấn công hơn.

hide-php-vs

Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi url đăng nhập mà không cần dùng tới Ithemes Security Pro hoặc custom login.

Những ai có ý đồ dò thông tin cũng khó tìm ra địa chỉ đăng nhập của bạn.

thay-url-wp

MonsterInsights

Mình đã dùng MonsterInsights để kết nối với tài khoản Google Analytics để xem các thông tin về traffic đổ vào Blog. Tuy nhiên, nếu chỉ có xem các số liệu mà phải cài thêm một plugin vài MB dung lượng thì thực sự không đáng.

Vì vậy mình quyết định dùng tính năng kết nối Google Analytics ngay trong Perfmatters.

perf-ga

Chỉ việc dán Tracking Id thì mọi traffic sẽ được gửi về trang tổng quan của Google Analytics. Đồng thời Perfmatters cũng tự động tối ưu các vấn đề liên quan đến mã script – một loại mã vốn là nguyên nhân làm giảm tốc độ tải.

Insert Header & Footer

Khi bạn dùng WordPress phát triển web thì hầu như sớm muộn bạn cũng cần dùng tới tính năng chèn code vào header hoặc footer.

Thay vì bổ sung thêm một plugin chuyên dụng thì Perfmatters đã bao gồm trong khung cấu hình của họ. Bạn chỉ việc truy cập và dán code vào ô chỉ định.

insert-haf

DB Optimize

Tối ưu cơ sở dữ liệu luôn rất cần thiết để tăng tốc WordPress của bạn, trước đây thay vì bạn phải cài plugin tối ưu database có tên optimize thì bây giờ với Perfmatters hãy vào Tab extras -> database và chọn những mục bạn muốn tối ưu.

Nó bao gồm hầu hết các thông số phổ biến như số phiên bản sửa đổi, số bản nháp tự động, bài viết trong thùng rác,…

Mọi thứ cũng chỉ có việc gạt và nhấn nút Optimize now để kích hoạt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lên lịch để plugin tự động tối ưu theo một chu kỳ cụ thể.

op-db

Đánh giá cuối cùng

Hy vọng qua bài đánh giá Perfmatters plugin này bạn đã có thêm một lựa chọn mới trong tăng tốc WordPress.

Về cơ bản, plugin này không liên quan gì đến bộ nhớ cache nên bạn hoàn có thể kết hợp Pefrmatters + WP rocket để  tạo ra một đôi tăng tốc hoàn hảo nhất.

Bạn nhận đình thế nào về Perfmatters? Hãy cho mình biết ý kiến của bạn về plugin này, mình sẽ phản hồi sớm nhất cho bạn.

Đôi chút về Nam Nguyen

Mình là một cựu quân nhân Hải Quân đã xuất ngũ, Blog này là một trong những doanh nghiệp trực tuyến của mình. Nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm thiết thực nhất về WordPress có thể áp dụng để xây dựng và phát triển Online Business của bạn một cách bền vững. Bạn có thể kết nối với mình trên Facebook, Twitter, Linkedin.

Leave a Comment